settings icon
share icon
Câu hỏi

Một người vô đạo là gì?

Trả lời


Từ infidel (người vô đạo) đơn giản có nghĩa là "không có đức tin" hay "chống lại đức tin" (2 Cô-rinh-tô 6:15). Một người vô đạo (infidel) là một người chối bỏ tôn giáo. Dầu vậy, cách nổi tiếng hơn, thuật ngữ người vô đạo (infidel) đã và đang được nối kết với một trang mạng tấn công đức tin Cơ Đốc - infidels.org. Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet (the Internet Infidels), cũng được biết đến bởi tên Mạng Thế Tục (Secular Web), là một trong những trang mạng chính dành cho những kẻ vô thần và những kẻ theo thuyết tự nhiên học trên internet. Mục đích được tuyên bố của nó là để bảo vệ và thúc đẩy một thế giới quan theo thuyết tự nhiên học trên internet. Nhà biện giáo Cơ Đốc J.P. Holding đã phát biểu, "Mạng Thế Tục có một vài người thông minh, nhưng nói chung từ lâu đã và đang là một nơi ẩn náu cho mọi kẻ-biết-tuốt hoài nghi để tuyên bố những sự phán xét trên những vấn đề nằm ngoài trình độ chuyên môn của họ."

Mục đích của bài báo này là không phải để cung ứng một sự bác bỏ toàn diện về mọi vấn đề mà những Kẻ Vô Đạo trên Internet đặt ra. Đúng hơn, mục đích là để chỉ ra chỉ một vài trong rất nhiều ngụy biện đằng sau trang mạng Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet.

Một kẻ vô đạo là gì? – chối bỏ sự hiện hữu của Chúa Giê-xu
Trong số những tuyên bố của Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet là luận điểm rằng Chúa Giê-xu đã chưa bao giờ hiện hữu, một giả thuyết đã lơ lửng quanh các mép của nghiên cứu Tân Ước hàn lâm, nhưng chưa bao giờ có khả năng thu hút sự ủng hộ từ một nhóm học giả quan trọng. Marshall J. Gauvin trong bài xã luận của mình "Chúa Giê-xu Christ đã từng sống?" đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng "phép lạ không xảy ra. Các câu chuyện về phép lạ là không có thật. Do vậy, những tài liệu mà trong đó các ký thuật huyền diệu được quyện lẫn (đan kết) với các sự kiện nổi tiếng là không đáng tin cậy, đối với những người đã bịa nên yếu tố huyền diệu có lẽ đã dễ dàng bịa nên phần là tự nhiên." Nếu một người phải khẳng định một thế giới quan theo thuyết tự nhiên học bằng cách cho rằng các phép lạ là bất khả, thì một người có lẽ cũng dễ dàng cố gắng chứng minh một thế giới quan hữu thần bằng cách giả sử sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Cách này hay cách khác, luận cứ đó là tự bác bỏ.

Sự kém cỏi và hoàn toàn hiểu sai của Gauvin về các vấn đề đang bàn luận được minh họa thêm trong đoạn sau:

Về thuyết Đấng Christ đã bị đóng đinh trên thập tự giá, làm thế nào chúng ta sẽ giải thích thực tế rằng trong suốt tám thế kỷ đầu tiên của sự tiến hóa của Cơ Đốc Giáo, nghệ thuật Cơ Đốc đã trình bày một con chiên, chứ không phải là một con người, chịu khổ trên thập tự cho sự cứu rỗi của thế giới? Các bức họa trên hầm mộ để quan tài ("Catacombs" -những chỗ để hài cốt dưới lòng đất) lẫn những điêu khắc trên các ngôi mộ Cơ Đốc cũng không vẽ một hình người trên thập tự giá. Ở mọi nơi một con chiên đã được thể hiện như một biểu tượng Cơ Đốc – một chiên con vác một thập tự giá, một chiên con ở chân của một thập tự giá, một chiên con trên một thập tự giá. Một số bức hình đã cho thấy chiên con với một cái đầu, vai và các cánh tay con người, nắm một thập tự giá trong tay mình – chiên con của Đức Chúa Trời trong quá trình nhận lấy hình dạng con người – huyền thoại sự đóng đinh trên thập tự trở nên hiện thực. Gần thế kỷ mười tám, Giáo Hoàng Hadrian I, xác nhận sắc lệnh của Hội Nghị Constantinople lần thứ sáu, ra lệnh rằng sau đó hình một con người nên thế chỗ của một chiên con trên thập tự. Cơ Đốc Giáo đã mất tám trăm năm để phát triển biểu tượng về Đấng Cứu Thế chịu thống khổ của nó. Trong tám trăm năm, Đấng Christ trên thập tự giá đã là một chiên con. Nhưng nếu Đấng Christ đã thật sự bị đóng đinh trên thập tự giá, tại sao chỗ của Ngài trên thập tự đã bị chiếm đoạt quá lâu bởi một con chiên? Trong ánh sáng của lịch sử và lý trí, và khi xem xét một con chiên trên thập tự giá, tại sao chúng ta nên tin vào Sự Đóng Đinh Trên Thập Hình?

Những luận cứ như thế không nên đòi hỏi bất cứ lời dẫn giải nào đối với Cơ Đốc Nhân là người thậm chí có một kiến thức căn bản về Kinh Thánh. Gauvin thậm chí không đề cập đến biểu tượng chiên con Lễ Vượt Qua của Cơ Đốc Giáo; chắc chắn nó ít nhất cũng đáng được một lời đề cập?

Chúng ta hãy tập chú chủ yếu vào ba điểm được nêu lên bởi những bài xã luận của Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet. Những điểm này là thiếu những tham chiếu với các nguồn thế tục, sự so sánh các Phúc Âm chính đáng với các nguồn Trí Huệ, và những điều được cho là tương tự với ngoại giáo.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét sự nhắc đến Chúa Giê-xu bởi Josephus. Gauvin viết:

Trong những năm cuối của thế kỷ thứ nhất, Josephus, sử gia Do Thái nổi tiếng, đã viết công trình nổi tiếng của mình về "Những Phong Tục Đời Xưa của người Do Thái." Trong tác phẩm này, sử gia này không hề đề cập đến Đấng Christ, và trong hai trăm năm sau cái chết của Josephus, tên của Đấng Christ không xuất hiện trong lịch sử của ông. Đã không có nhà in nào trong thời đó. Các cuốn sách đã được nhân lên bằng cách được sao chép. Do vậy, thật đã dễ dàng để thêm vào hay thay đổi những gì một tác giả trước đó đã viết ra. Giáo hội đã cảm thấy rằng Josephus nên công nhận Đấng Christ, và sử gia đã chết này đã được buộc phải làm điều đó. Trong thế kỷ thứ tư, một bản sao của "Những Phong Tục Đời Xưa của Người Do Thái" đã xuất hiện, trong đó phân đoạn này đã được tìm thấy: "Bấy giờ, khoảng thời gian này đã có Giê-xu, một con người thông thái, nếu theo luật phải gọi ông là một con người, bởi vì ông đã là một người làm nhiều công việc kỳ diệu, một thầy giáo của những con người đã tiếp nhận lẽ thật với lòng vui thích. Ông đã thu hút về mình phần nhiều những người Do Thái lẫn phần nhiều những người ngoại bang. Ông là Đấng Christ; và khi Pilate, khi được gợi ý bởi những người đứng đầu giữa vòng chúng ta, đã kết án ngài phải chết trên thập tự, những người yêu ngài lúc đầu nhưng đã không từ bỏ ngài; vì ngài đã sống lại hiện ra với họ vào ngày thứ ba, như các tiên tri thánh trước đó đã nói trước những điều này và mười ngàn điều kỳ diệu khác liên quan đến ngài; và bọn Cơ Đốc Nhân, được đặt tên từ ngài, không tuyệt chủng ngày nay."

Đúng là người ta ít khi thắc mắc rằng phân đoạn này từ Những Phong Tục Đời Xưa của người Do Thái chứa đựng một vài thứ tự ý được thêm vào bởi những người sao chép bản thảo sau này (một thiểu số rất nhỏ các học giả cho rằng tính toàn vẹn của phân đoạn này là thật). Nhưng Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet có vẻ tin vào thuyết "hoàn toàn tự thêm vào".

Một vài trong những lý do cho việc chấp nhận đoạn văn này là thật một phần, một khi những điều rõ ràng thêm vào được bỏ đi, là gì? Có lẽ yếu tố quan trọng nhất dẫn hầu hết các học giả đến việc chấp nhận quan điểm về tính xác thực một phần là một phần quan trọng của đoạn văn đó phản ánh ngôn ngữ và văn phong điển hình của Josephus. Hơn nữa, khi những điều rõ ràng được thêm vào khi sao chép được bỏ đi, đoạn văn cốt lõi còn lại là gắn kết và mạch lạc.

Một phần đáng kể của sự nhắc tới Chúa Giê-xu được đa số các học giả xem là đặc trưng cho Josephus, và chỉ một vài cụm từ rõ ràng là có tính Cơ Đốc. Hơn nữa, phần nhiều các cụm từ của Josephus vắng mặt khỏi văn chương Cơ Đốc lúc ban đầu, và các cụm từ hay những thuật ngữ mà các Cơ Đốc Nhân sẽ có thể không sử dụng lại hiện diện. Do vậy có một cụm từ mà bất cứ người sao chép bản thảo Cơ Đốc có lẽ đã biết là lầm lẫn ("ngài đã thu hút được một nhóm môn đồ giữa vòng nhiều người Do Thái và nhiều người có gốc gác ngoại bang.")

Thật thú vị là Gauvin quên lãng không đề cập đến chỗ khác nhắc đến Chúa Giê-xu trong các bản văn của Josephus - mà tính xác thực của nó được hầu hết tất cả các học giả chấp nhận gần như trong trạng thái nguyên vẹn của nó:

Nhưng Ananus (An-ne) trẻ hơn, người mà, như chúng ta đã nói, đã nhận chức thầy tế lễ thượng phẩm, có một tâm tính liều lĩnh và táo bạo, ông đã theo đảng Sa-đu-sê, những người khắt khe trong sự đoán xét hơn tất cả những người Do Thái, như chúng ta đã cho thấy. Do An-ne có một tâm tính như thế, ông nghĩ bấy giờ ông có một cơ hội tốt, vì Festus bấy giờ đã chết, và Albinus vẫn còn ở trên đường; do vậy ông đã tập hợp một hội đồng các thẩm phán, và mang đến trước họ em trai của Giê-xu được gọi là Christ, tên người là Gia-cơ, cùng với một số người khác, và cáo buộc họ là những kẻ phá luật, ông đã tuyên án họ phải bị ném đá.

Đa số các học giả xem đây là một phân đoạn xác thực vì những lý do như sau:

1. Không có bằng chứng văn bản nào chống lại phân đoạn này. Nó được tìm thấy trong mọi bản chép tay riêng rẽ của Những Phong Tục Đời Xưa của Người Do Thái. Điều này cũng, một cách tình cờ, áp dụng cho phân đoạn được đề cập trước đó.

2. Có một sự sử dụng cụ thể của thuật ngữ phi Cơ Đốc. Lấy ví dụ, sự gọi tên Gia-cơ như "em trai của Giê-xu" tương phản với lệ thường Cơ Đốc hay gọi ông là "em trai của Chúa." Phân đoạn này do đó không tương ứng với Tân ước lẫn sự sử dụng Cơ Đốc nguyên thủy.

3. Sự nhấn mạnh của phân đoạn là không phải trên Giê-xu, thậm chí cũng không phải Gia-cơ, nhưng trên thầy tế lễ thượng phẩm An-ne. Không có sự ngợi khen đối với Gie-xu hoặc Gia-cơ.

4. Phân đoạn này lẫn phân đoạn lớn hơn đều không kết nối Giê-xu với Giăng Báp-tít, như được mong đợi từ một người Cơ Đốc sao chép thêm vào.

Gauvin tiếp tục biện luận:

Trong "Biên Niên Sử" của Tacitus, sử gia La Mã, có một phân đoạn ngắn khác nói đến "Christus" là người sáng lập một đảng được gọi là các Cơ Đốc Nhân – một hội những người "bị ghét cay ghét đắng vì những tội ác của họ." Những lời này xuất hiện trong ký thuật của Tacitus về sự đốt cháy thành Rome. Bằng chứng của phân đoạn này không mạnh hơn nhiều bằng chứng cho phân đoạn trong Josephus. Nó đã không được trưng dẫn bởi bất cứ người viết nào trước thế kỷ thứ mười lăm; và khi nó được trích dẫn, chỉ có một bản sao duy nhất của "Biên Niên Sử" trên thế giới; và bản sao đó được cho là đã được viết ra trong thế kỷ thứ tám – sáu trăm năm sau cái chết của Tacitus. "Biên Niên Sử" đã được xuất bản giữa năm 115 và 117 sau Công Nguyên, gần một thế kỷ sau thời của Chúa Giê-xu – do đó phân đoạn đó, dẫu cho xác thực, sẽ không chứng tỏ bất cứ điều gì liên quan đến Giê-xu.

Điều này đơn giản là bỏ qua luận điểm quan trọng. Sự hiện hữu của Giê-xu đã không được đặt vấn đề nghi ngờ trong xứ Palestine ở thế kỷ thứ nhất, và những sự nhắc đến Giê-xu cách tiêu cực bởi Tacitus và những người khác cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng ít nhất Giê-xu đã được biết là một nhân vật có thật, nổi bật trong thế kỷ thứ nhất. Tại sao những nhà bình luận tiêu cực này đã không phủ nhận sự hiện hữu của Ngài? Họ đã lấy thông tin của họ từ đâu? Hơn nữa, sự điều tra cẩn thận là một trong những thuộc tính cực kỳ nổi tiếng của Tacitus. Tính đáng tin cậy của ông như một sử gia chứng minh ngược lại việc ông vay mượn thông tin mà thiếu óc phê bình từ bất cứ nguồn nào. Việc Tacitus đã có được thông tin của mình từ các Cơ Đốc Nhân bị bác bỏ bởi giọng tiêu cực của sự nhắc đến Giê-xu.

Tacitus có lẽ đã đơn giản có khuynh hướng lặp lại những điều ông được cho biết bởi những người mà ông đã ghét? Sau hết, khi tường thuật về lịch sử và những niềm tin của người Do Thái, những người mà ông khinh miệt nhiều như các Cơ Đốc Nhân, dường như khá rõ ràng từ những mô tả có tính chất miệt thị của ông rằng Tacitus đã không có khuynh hướng tham vấn "quan điểm riêng" của người Do Thái hay thậm chí quan điểm của "những người cung cấp tin tức gốc Do Thái."

Gauvin bỏ sót sự đề cập của những nguồn thế tục lúc ban đầu khác nhắc đến Giê-xu, bao gồm những gì được tìm thấy trong kinh Talmud và trong các bản văn của Lucian, Pliny, Seutonius, Tacitus, và Thallus. Nhưng dẫu cho nếu chúng ta phải giả sử không có các nguồn thế tục ở thế kỷ thứ nhất hoặc đầu thế kỷ thứ hai nhắc đến Giê-xu, chúng ta sẽ vẫn có một luận cứ mạnh mẽ ủng hộ sự hiện hữu của Ngài. Tại sao? Nếu các môn đồ của Giê-xu đã quyết định tạo dựng một Giê-xu huyền thoại và gán những câu nói cho Ngài trong một nỗ lực tô vẽ Ngài như một người nào đó nhận lấy thẩm quyền của Đấng Mê-si-a, có một số vấn đề nổi lên. Thứ nhất, họ chắc chắn dường như đã làm điều đó theo cách hoàn toàn sai. Nếu mục đích của họ đã là khởi xướng một tôn giáo mới, có lẽ nên hư cấu nó cho phù hợp với những kỳ vọng của những người mà họ đang cố tìm cách thuyết phục. Khái niệm của người Do Thái về một Đấng Mê-si-a đã là một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại, người sẽ dẫn đầu một chinh phục chống lại những kẻ áp bức La Mã. Thứ hai, giới học giả hiện đại nhất trí đồng thuận rằng các môn đồ Ngài đã thành thật tin vào những gì họ đang công bố (họ sẵn lòng chịu những cái chết bất nhân vì nó, mà không từ bỏ đại nghĩa của mình, trong số các lý do khác). Thứ ba, vì sự công bố Cơ Đốc sớm nhất theo sau sự sống lại đã ở Giê-ru-sa-lem (nơi mục vụ công khai của Giê-xu được đặt cơ sở), họ đã có phần bị giới hạn khi xét đến tài liệu sẵn có cho việc bịa đặt. Nếu sự hiện hữu của Giê-xu đã là một sự bịa đặt, chắc chắn là họ đã rao giảng ở Rome hay ở nơi khác, càng cách xa những nhân chứng càng tốt nếu họ có thể.

Hơn nữa, hãy xem xét tình huống các môn đồ phải đối mặt sau sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự. Nhà lãnh đạo của họ đã chết. Và người Do Thái về mặt truyền thống thì không tin vào một Đấng Mê-si-a đang hấp hối, ít có khả năng sống lại nhiều. Quả thật, những niềm tin Do Thái chính thống liên quan đến kiếp sau loại trừ bất cứ ai sống lại về mặt thân thể từ kẻ chết đến sự vinh hiển và sự bất tử trước sự sống lại nói chung lúc tận thế. Sự giải thích của các Ra-bi liên quan về những lời tiên tri liên quan đến sự phục sinh của Đấng Mê-si-a đã là Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết lúc tận thế cùng với tất cả các thánh đồ đã qua đời khác. Do vậy thật quan trọng là các môn đồ đã không hề có su hướng cần thiết nào về việc một sự sống lại về mặt thân thể, vì nó là phản văn hóa, do nếp suy nghĩ đáng chú ý của người Do Thái. Điều này có lẽ là lý do tại sao, như Giăng làm chứng trong ký thuật của mình (Giăng 20:9) rằng, khi khám phá ra ngôi mộ trống "họ đã vẫn không hiểu từ Kinh Thánh rằng Giê-xu phải sống lại từ kẻ chết." Nếu các môn đồ đã là những người bịa đặt của một lý tưởng, không nghi ngờ gì họ đã khẳng định ở tình huống tốt nhất một sự sống lại thuộc linh, vì một sự sống lại về mặt vật lý và về mặt thân thể có thể đã bị phơi bày cách không thương xót bởi sự hiện diện của một xác chết. Thay vì vậy, họ đã nói về một sự sống lại của thân thể vật lý thật sự, mà nếu không đúng, đã là một nguy cơ to lớn phải đối mặt nếu thân thể đó bị phát hiện. Đúng hơn, họ đã tin vào một sự sống lại theo nghĩa đen bởi vì trước đó họ đã làm chứng về nó cho chính họ. Những nhà lãnh đạo tôn giáo của thời đó đã không muốn gì khác hơn làm bóp nghẹt Cơ Đốc Giáo.

Một lý do cuối cùng tại sao chắc chắn là những môn đồ của Chúa Giê-xu đã không bịa đặt một Giê-xu huyền thoại liên quan đến sự chết của Ngài bởi hình phạt đóng đinh vào thập tự giá. Theo luật Do Thái, sự xử tử Giê-xu bằng cách treo lên một cái cây đã chứng tỏ Ngài là một người nam bị Đức Chúa Trời rủa sả theo nghĩa đen (Phục 21:23; Ga-la-ti 3:13). Sự đóng đinh lên thập hình không nghi ngờ gì đã là một thảm họa đối với tư duy của hội thánh ban đầu, vì nó đã cho thấy một cách hiệu quả rằng những người Pha-ra-si và hội đồng Do Thái đã đúng, và các môn đồ đã bỏ nhà cửa, gia đình và tài sản của họ để đi theo một kẻ dị giáo, một người nam bị rủa sả bởi Đức Chúa Trời theo nghĩa đen.

Một kẻ vô đạo là gì? - Những lời tuyên bố lừa gạt.
Theo Gauvin:
Đã có nhiều Phúc Âm được lưu hành trong các thế kỷ đầu tiên, và một lượng lớn chúng là những thứ giả mạo. Trong số những thứ giả mạo này đã là "Phúc Âm của Phao-lô", "Phúc Âm của Ba-tê-lê-my", "Phúc Âm của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt", "Phúc Âm của những người Ai Cập", "Phúc Âm hay Những Hồi Ức của Phi-e-rơ", "Những Lời Sấm hay Những Câu Nói của Đấng Christ", và hằng hà sa số những sản phẩm ngoan đạo khác, một tuyển tập mà có thể vẫn còn được đọc trong "Tân Ước Ngụy Tác". Những con người không có tiếng tăm đã viết các Phúc Âm và gắn vào chúng tên của những nhân vật Cơ Đốc lỗi lạc, để cho chúng có dáng vẻ quan trọng. Các tác phẩm đã được giả mạo dưới tên các sứ đồ, và thậm chí dưới tên của Đấng Christ. Những người thầy Cơ Đốc vĩ đại đã dạy rằng lừa dối và nói dối vì vinh hiển của đức tin là một phẩm hạnh. Dean Milman, sử gia Cơ Đốc mẫu mực, nói: "Sự lừa dối có thiện ý đã được chấp nhận và được thú nhận." MS TS Giles viết: "Có thể không nghi ngờ gì rằng một số lượng lớn các cuốn sách đã được viết ở thời đó không có mục đích nào khác hơn là để lừa dối." Giáo sư Robertson Smith nói: "Có một số lượng rất lớn văn chương giả mạo trôi nổi được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của các quan điểm đảng phái. Giáo hội lúc ban đầu đã bị ngập lụt bởi những bản văn tôn giáo giả mạo. Từ số lượng khổng lồ các văn phẩm này, Các Phúc Âm của chúng ta đã được các thầy tế lễ chọn lựa và được gọi là lời thần cảm của Đức Chúa Trời. Những Phúc Âm này cũng đã được giả mạo? Không có sự chắc chắn là chúng đã không được giả mạo. Nhưng hãy để tôi hỏi: Nếu Christ đã là một nhân vật lịch sử, thì tại sao lại cần thiết để giả mạo ra các tài liệu để chứng tỏ sự hiện hữu của ngài? Đã có bất cứ ai từng nghĩ về việc giả mạo tài liệu để chứng tỏ sự hiện hữu của một người nào đó thật sự được biết là đã sống? Những sự giả mạo Cơ Đốc lúc ban đầu là một lời chứng to lớn cho sự yếu kém của sự nghiệp Cơ Đốc.

Dẫu những kẻ Trí Huệ gán ghép "các phúc âm của họ" cho các nhân vật đóng vai trò then chốt lỗi lạc trong giáo hội thế kỷ thứ nhất như Phi-e-rơ, Thô-ma, và Ma-ri Ma-đơ-len, một người sẽ nghĩ rằng việc này sẽ thêm trọng lượng vào luận cứ rằng giáo hội lúc ban đầu đã trung tín trong việc quy những tài liệu của họ cho đúng người. Tại sao lại quy các sách phúc âm cho những con người hạng hai như Mác và Lu-ca? Sau rốt, giáo hội lúc ban đầu sẵn sàng xác nhận rằng Mác có phần nhiều thông tin của mình từ Phi-e-rơ, vậy tại sao không quy nó cho Phi-e-rơ nếu đây hoàn toàn là vấn đề tín nhiệm? Không hề có sự đề cập nào về bất cứ phần nào của điều này trong bài xã luận. Cũng vậy, các phúc âm Trí Huệ đã KHÔNG được viết ra để chứng minh sự hiện hữu của Giê-xu. Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet cho thấy tuyệt đối không có sự am hiểu hay đánh giá đúng nền tảng của Trí Huệ Phái, cũng như nghị trình thích đáng đằng sau những tài liệu được truyền bá. Thậm chí đã không thật sự có bất cứ tranh cãi nào trong giáo hội ban đầu liên quan đến vấn đề tác giả của bốn sách Phúc Âm kinh điển. Đối với bất cứ ai thậm chí còn biết lờ mờ về lịch sử giáo hội ban đầu, lập luận này thật khó có tính thuyết phục.

Một kẻ vô đạo là gì? - Tuyên bố sự đạo văn "bắt chước" các tôn giáo ngoại giáo
Một tuyên bố thường xuyên xuất hiện trên trang mạng Những Kẻ Vô Đạo là luận điệu rằng Cơ Đốc Giáo là một sự thích ứng với nhiều tôn giáo và huyền thoại đa thần/ngoại giáo khác nhau, một tuyên bố từ lâu đã và đang bị chối bỏ bởi đa số giới học giả. Khi xem xét luận điệu này, thật không hề có nghĩa gì tại sao người Do Thái thành thật, độc thần, đã ăn ở thâm căn cố đế trong nền văn hóa Pa-lét-tin, lại vay mượn từ "các tôn giáo huyền hoặc" đa thần và rồi thì đi tới chỗ chết khi tuyên bố điều họ biết dứt khoát là một âm mưu.

Tuy vậy, James Still viết trong Sự Ra Đời Bởi Trinh Nữ và Những Huyền Nhiệm Thời Thơ Ấu của Christ:

Khi thời gian trôi qua người ta có thể thấy rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời đã bị trì hoãn. Giữa vòng những người Do Thái đã thích ứng với nền văn hóa cổ Hy Lạp và những người ngoại bang Hy Lạp đang xem xét việc cải đạo sang Cơ Đốc Giáo, sự trì hoãn này đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời. Thêm nữa, những người ngoại bang Hy Lạp, mà từ họ Cơ Đốc Giáo đã thu hút những người cải đạo của nó và cuối cùng phát triển thịnh vượng, về bản chất đã hồ nghi bất cứ đấng cứu thế mới này và những phần thưởng thiên thượng mà các đấng ấy có thể hứa. Những người Hy Lạp này phải lựa chọn ra trong số hàng tá những vị thần và ngoại giáo huyền bí đã xuất hiện, mỗi tôn giáo hứa hẹn sự giàu có và hạnh phúc đời đời trong một kiếp sau ở thiên đàng. Giê-xu đã không có gì nhiều để hứa ban cho những người Hy Lạp này. Theo đánh giá chung, ngài đã là một đấng Mê-si-a Do Thái có chết, chỉ nói với các con cái của Áp-ra-ham và bảo họ phải sửa soạn đường cho Chúa đấng sẽ xây dựng một Giê-ru-sa-lem mới đặc biệt cho những người được chọn của ngài. Giê-xu theo Mác được các môn đồ ngài biết trong suốt từ giữa cho đến cuối thế kỷ thứ nhất (trước các phúc âm của Ma-thi-ơ, Lu-ca, và Giăng) đã không chia sẻ bất cứ thuộc tính nào của các vị thần cứu thế về tinh thần được tôn kính theo thời gian của Dionysus hay Herakles. Thuộc tính được thêm vào sau này của Giê-xu là sự ra đời bởi trinh nữ [đã] là cần thiết nếu Giê-xu phải được làm cho có thể chấp nhận được đối với những người ngoại giáo/thờ đa thần của thế giới văn hóa cổ Hy Lạp.

Nhưng vậy thì, không có cái nào trong hai ký thuật về sự ra đời liên quan đến Dionysys gợi ý một sự ra đời bởi trinh nữ. Theo một truyền thuyết, Dionysys là sản phẩm của Zeus và Persephone. Hera trở nên ghen tuông một cách điên dại và cố gắng hủy diệt đứa hài nhi bằng cách sai các Titan xuống giết nó. Zeus đến giải cứu, nhưng đã quá trễ. Các Titan đã ăn hết mọi thứ trừ trái tim của Dionysus. Zeus sau đó đã lấy trái tim và cấy nó vào tử cung của Semele. Trong truyền thuyết thứ hai, Zeus làm một người nữ, Semele, có thai, làm Hera ghen tương dữ dội. Hera thuyết phục Semele cầu xin Zeus bày tỏ vinh hiển của ngài cho cô nhưng bởi vì không hữu thể hay chết nào có thể nhìn lên các vị thần mà còn sống. Semele ngay lập tức bị thiêu ra tro. Zeus sau đó đem bào thai Dionysus và khâu nó vào chính bắp vế của mình cho tới khi nó ra đời. Như chúng ta có thể thấy, không sự ra đời bởi trinh nữ nào xảy ra, nhưng đây là cách Dionysus được kể là trở nên một vị thần được sanh lại, vì ông được sinh ra hai lần trong tử cung.

Richard Carrier lập luận ở chỗ khác rằng "Horus của Hy Lạp được mô tả là đầu tiên trì vị một ngàn năm, sau đó chết, rồi được chôn trong ba ngày, ở cuối thời điểm này ngài đã chiến thắng Typhon, nguồn gốc của mọi điều ác, và đã sống lại để sống đời đời." Nhưng Carrier đã sai. Sự kết nối duy nhất chúng ta có thể liên hệ với Horus sống lại là nếu chúng ta xem xét sự hợp nhất cuối cùng của Horus và Osiris. Nhưng một thuyết như thế là đầy dẫy những mâu thuẫn, có vẻ như đã được những người Ai Cập lưu ý thấy vì họ sau đó đã thay đổi những niềm tin của mình để sửa chữa những mâu thuẫn đó. Trong câu chuyện Ai Cập, Osiris hoặc là bị Set chặt chân tay trong trận chiến hay bị niêm vào một cái rương và bị dìm chết dưới sông Nin. Isis sau đó đã gắn các phần của thi thể Osiris lại và làm Osiris sống lại để thụ thai một người thừa kế sẽ báo thù cho cái chết của Osiris (mặc dầu nói một cách nghiêm túc Osiris thật sự không bao giờ được sống lại, bởi vì ông bị cấm quay trở lại thế giới của người sống).

Trang mạng Những Kẻ Vô Đạo được rắc đầy những thông tin sai lạc liên quan đến các vị thần ngoại giáo và luận điệu thường xuyên rằng các Cơ Đốc Nhân "đã vay mượn" chất liệu từ họ. Một luận điệu như thế cần phải được chứng minh hay thậm chí cần được hỗ trợ bởi chứng cứ mỏng manh nhất.

Một kẻ vô đạo là gì? - Kết luận
Trang mạng Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet chỉ đơn thuần là một sự gói ghém lại những thuyết âm mưu xưa cũ, cũng như những thông tin sai lạc và những lời nói phóng đại trâng tráo, hầu như tất cả chúng từ lâu đã được bỏ rơi bởi sự đồng thuận của giới học giả. Tuy vậy, những kẻ vô đạo tiếp tục thu hút một khối lượng đáng kể sự giao thông trên mạng. Trong lịch sử học ít có gì chắc chắn, nhưng cũng có một mức độ của chủ nghĩa hoài nghi khiến cho nhiệm vụ của sử gia trở nên bất khả thi. Hơn nữa, luận điểm rằng giáo hội đầu tiên đã vay mượn chất liệu từ các tôn giáo ngoại giáo/đa thần cổ xưa và luận điểm rằng Giê-xu đã chưa bao giờ tồn tại đòi hỏi một chủ nghĩa hoài nghi có chọn lọc mà các nguồn về nó là đáng tin cậy và cách những nguồn khác phải được giải thích một cách thích hợp. Cuối cùng, nếu Những Kẻ Vô Đạo Trên Internet là đúng trong sự tranh luận của họ rằng Giê-xu đã chưa bao giờ hiện hữu, nó khiến Cơ Đốc Giáo trở nên một hiện tượng lạ thường hơn là trường hợp Ngài đã thật sự sống. Như trước giả Thi Thiên làm chứng một cách phù hợp, "Kẻ ngu dại nói trong lòng mình, 'Chẳng Có Đức Chúa Trời' " (Thi Thiên 14:1).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Một người vô đạo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries