settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh có hàm ý gì khi cho rằng chúng ta không được phán xét (phê bình, chỉ trích, lên án, xét đoán) người khác?

Trả lời


Điều răn (mạng lệnh) của Chúa Giê-su không được đoán xét người khác có thể được trích dẫn rộng rãi nhất trong những lời phán của Ngài, thế nhưng thậm chí nó gần như vẫn luôn được trích dẫn mà bất chấp bối cảnh của nó ra sao. Đây là lời phán của Chúa Giê-su: "Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét" (Ma-thi-ơ 7:1). Nhiều người sử dụng câu này trong một nỗ lực để bịt miệng những người phê phán họ, giải thích ý của Chúa Giê-su là "Bạn không có quyền nói với tôi rằng tôi đã sai". Thực hiện trong sự cô lập mạng lệnh của Chúa Giê-su "chớ đoán xét", mà dường như thực chất là ngăn ngừa tất cả những đánh giá tiêu cực. Tuy nhiên, có nhiều điều về câu Kinh Thánh hơn là ba từ đó.

Mệnh lệnh của Kinh Thánh rằng chúng ta không đoán xét người khác không có nghĩa là chúng ta không thể thể hiện sự nhận biết (sự sáng suốt). Ngay sau khi Chúa Giê-su phán, "Chớ đoán xét", Ngài phán, "Đừng cho chó những đồ thánh, và đừng quăng hột trai (châu ngọc) mình trước mặt heo, kẻo nó đạp dưới chân, và quay lại cắn xé các ngươi" (Ma-thi-ơ 7:6). Một lát sau, trong cùng một bài giảng, Ngài phán, "Hãy coi chừng tiên tri giả . . . Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được (câu 15-16). Làm thế nào để chúng ta nhận ra ai là "chó" và "heo" và "tiên tri giả" nếu chúng ta không có khả năng thực hiện sự đoán xét dựa trên những chân lý và hành động?

Also, the Bible's command that we not judge others does not mean all actions are equally moral or that truth is relative. The Bible clearly teaches that truth is objective, eternal, and inseparable from God's character. Anything that contradicts the truth is a lie—but, of course, to call something a "lie" is to pass judgment. To call adultery or murder a sin is likewise to pass judgment—but it's also to agree with God. When Jesus said not to judge others, He did not mean that no one can identify sin for what it is, based on God's definition of sin." "pass judgment" here means to "make a judgment".

Ngoài ra, mệnh lệnh của Kinh Thánh rằng chúng ta không đoán xét người khác không có nghĩa là tất cả các việc làm đều có đạo đức như nhau hoặc lẽ thật chỉ là tương đối. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng lẽ thật là khách quan, vĩnh cửu và không thể tách rời khỏi bản tánh của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì mâu thuẫn với lẽ thật đều là sự dối trá, nhưng, tất nhiên, để gọi một sự việc gì đó là một sự "lừa dối", phải qua sự phán xét. Tương tự, để cho rằng ngoại tình hay giết người là một tội lỗi, nó cũng phải qua sự phán xét, nhưng điều đó cũng phải phù hợp với Đức Chúa Trời. Khi Chúa Giê-su nói không đoán xét người khác, Ngài không có ý rằng không ai có thể làm gì để xác định được tội lỗi, dựa trên định nghĩa về tội lỗi của Đức Chúa Trời.

Và mệnh lệnh của Kinh Thánh rằng chúng ta không đoán xét người khác không có nghĩa là không nên có cơ chế xử lý tội lỗi. Kinh Thánh có cả một sách mang tên Các Quan Xét. Các thẩm phán trong Cựu Ước đã được dấy lên bởi chính Đức Chúa Trời (Các Quan Xét 2:18). Hệ thống tư pháp hiện đại, bao gồm các thẩm phán của nó, là một phần cần thiết cho xã hội. Trong cách nói, "chớ đoán xét", Chúa Giê-su đã không phán, "được phép làm mọi việc".

Ở những chổ khác, Chúa Giê-su đưa ra một mệnh lệnh trực tiếp để đoán xét: "Đừng cứ bề ngoài mà xét đoán, nhưng phải xét đoán theo lẽ công bình" (Giăng 7:24). Ở đây chúng ta có một gợi ý như là một lẽ công bình để chống lại loại đoán xét sai. Lấy câu này và một số câu khác, chúng ta có thể tập hợp một dạng về cách đoán xét tội lỗi:

Xét đoán bề ngoài là sai trái. Đoán xét về một ai đó mà chỉ dựa vào vẻ bề ngoài là sai trái (Giăng 7:24). Thật ngu ngốc khi xông vào kết luận trước khi điều tra sự thật (Châm ngôn 18:13). Si-mê-ôn người Pha-ri-si đã trải qua sự phán xét về một người phụ nữ dựa trên ngoại hình và tai tiếng của cô, nhưng ông ta không thể thấy rằng người phụ nữ đó đã được tha thứ; Do đó, Si-mê-ôn đã lôi kéo Chúa Giê-su quở trách vì sự đoán xét bất chính của mình (Lu-ca 7: 36-50).

Sự đoán xét giả hình là sai trái. Chúa Giê-su ra lệnh không đoán xét người khác trong Ma-thi-ơ 7:1 trước hết bằng việc so sánh với những kẻ giả hình (Ma-thi-ơ 6: 2, 5, 16) và sau đó là một cảnh báo chống lại sự giả hình (Ma-thi-ơ 7:3-5). Khi chúng ta chỉ ra tội lỗi của người khác trong khi chính chúng ta phạm tội tương tự, chúng ta tự kết án chính mình (Rô-ma 2:1).

Sự khắt khe, đoán xét không khoan dung là sai trái. Chúng ta "đối với mọi người luôn tỏ ra mềm mại một cách trọn vẹn" (Tít 3:2). Phước cho những ai hay thương xót, vì sẽ được thương xót! (Ma-thi-ơ 5: 7), và như Chúa Giê-su đã cảnh báo, "Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy" (Ma-thi-ơ 7:2).

Tự phán xét bản thân là sai trái. Chúng ta được kêu gọi khiêm nhường, và "Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo" (Gia-cơ 4:6). Người Pha-ri-si trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê-su về người Pha-ri-si và người thâu thuế đã tự tin vào sự công chính của chính mình và từ vị trí kiêu ngạo đó đã đoán xét người thâu thuế; tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhìn thấy bên trong và từ chối tha thứ tội cho người Pha-ri-si (Lu-ca 18:9-14).

Đoán xét sai sự thật là sai trái. Kinh Thánh rõ ràng cấm đưa ra nhân chứng giả (Châm ngôn 19:5). " Chớ nói xấu ai" (Tít 3:2).

Cơ Đốc nhân thường bị buộc tội về việc "phán xét" hoặc không khoan dung khi họ lên tiếng chống lại tội lỗi. Nhưng chống lại tội lỗi là không sai. Chúa Giê-su lớn tiếng lên án tội lỗi (Ma-thi-ơ 5:27-30; 11:20-24; Lu-ca 13:1-5). Nắm giữ tiêu chuẩn trên cao của sự công chính đương nhiên xác định sự không công chính và sẳn sàng giương ná bắn tên đối với những ai chọn tội lỗi trên sự tin kính. Giăng báp-tít đã đón nhận cơn giận dữ của Hê-rô-đia khi ông lên tiếng chống lại việc bà ta ngoại tình với vua Hê-rốt (Mác 6:18-19). Cuối cùng bà ta đã buộc Giăng báp-tít im lặng, nhưng bà ta không thể làm im lặng lẽ thật (Ê-sai 40:8).

Believers are warned against judging others unfairly or unrighteously, but Jesus commends "right judgment" (John 7:24, ESV). We are to be discerning (Colossians 1:9; 1 Thessalonians 5:21). We are to preach the whole counsel of God, including the Bible's teaching on sin (Acts 20:27; 2 Timothy 4:2). We are to gently confront erring brothers or sisters in Christ (Galatians 6:1). We are to practice church discipline (Matthew 18:15–17). We are to speak the truth in love (Ephesians 4:15).

Các tín hữu được cảnh báo chống lại việc xét đoán người khác một cách không công bằng hoặc không chính đáng, nhưng Chúa Giê-su khen ngợi "sự đoán xét công chính" của Giăng báp-tít (Giăng 7:24). Chúng ta phải có nhận thức (Cô-lô-se 1: 9; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21). Chúng ta phải rao giảng toàn bộ lời khuyên dạy của Đức Chúa Trời, kể cả sự dạy dỗ của Kinh thánh về tội lỗi (Công vụ 20:27; 2 Ti-mô-thê 4:2). Chúng ta phải nhẹ nhàng đối diện (đương đầu) với những anh em hay chị em trong Đấng Christ (Ga-la-ti 6:1). Chúng ta phải thi hành kỷ luật hội thánh (Ma-thi-ơ 18: 15 -17). Chúng ta phải nói lên lẽ thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh có hàm ý gì khi cho rằng chúng ta không được phán xét (phê bình, chỉ trích, lên án, xét đoán) người khác?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries