settings icon
share icon
Câu hỏi

Mo-lóc là ai?

Trả lời


Cũng giống với phần lớn lịch sử cổ đại, nguồn gốc chính xác của sự thờ phượng Mo-lóc là không rõ ràng. Thuật ngữ Mo-lóc được cho là có nguồn gốc từ chữ mlk theo ngôn ngữ Phê-ni-xi, ám chỉ đến một cách hy sinh được thực hiện để xác nhận hoặc làm trọn một lời thề. Melekh là từ Hê-bơ-rơ dành cho "vua". Dân Y-sơ-ra-ên thường kết hợp tên của các vị thần ngoại giáo với các nguyên âm trong tiếng Hê-bơ-rơ vì sự xấu hổ: "bosheth". Đây là cách nữ thần sinh sản và chiến tranh là Astarte (Át-tạt-tê) trở thành Át-tạt-tê. Sự kết hợp của mlk, melekh, và bosheth dẫn đến "Mô-léch" (Mo-lóc), có thể được hiểu là "người cai trị là hiện thân của sự hy sinh đáng xấu hổ". Nó cũng được viết như Milcom, Milkim, Malik và Moloch. Ashtoreth (Át-tạt-tê) là phối ngẫu của ông, và nghi lễ mại dâm được xem là một hình thức thờ phượng quan trọng.

Người Phê-ni-xi là một nhóm người tụ tập lại cách lỏng lẻo, là những người sống ở Ca-na-an (ngày nay là Lebanon, Syria và Israel) từ giữa năm 1550 trước Công Nguyên đến năm 300 trước Công Nguyên. Ngoài những nghi thức tình dục, thờ phượng Mo-lóc còn bao gồm việc dâng trẻ con làm vật cúng tế, hoặc "truyền con cái qua lửa". Người ta tin rằng các thần tượng của Mo-lóc là những bức tượng kim loại khổng lồ của một người đàn ông có đầu bò. Mỗi hình tượng đều có một lỗ ở bụng và có thể là hai cánh tay duỗi thẳng ra tạo thành một đường dốc đến cái lỗ. Một ngọn lửa được thắp sáng trong hoặc xung quanh bức tượng. Trẻ sơ sinh được đặt trên cánh tay của bức tượng hoặc trong cái lỗ. Khi một cặp vợ chồng hy sinh đứa con đầu lòng của họ, họ tin rằng Mo-lóc sẽ đảm bảo sự thịnh vượng tài chính cho gia đình và trẻ con trong tương lai.

Sự thờ phượng Mo-lóc không chỉ giới hạn ở Ca-na-an. Chữ khắc "mlk" trên các khối đá nguyên khối ở Bắc Phi thường được viết là "mlk'mr" và "mlk'dm", có nghĩa là "con chiên hiến tế" và "con người hiến tế". Ở Bắc Phi, Mo-lóc được đổi tên thành "Kronos". Kronos đã di cư đến Carthage ở Hy Lạp, và thần thoại của ông đã phát triển gồm sự trở thành một Titan và là cha đẻ của Zeus (thần Dớt). Mo-lóc được liên kết với và đôi khi tương đương với Ba-anh, mặc dù chữ ba'al cũng được sử dụng để chỉ định bất kỳ vị thần hoặc người cai trị nào.

Trong Sáng thế ký đoạn 12, Áp-ra-ham theo lời kêu gọi của Đức Chúa Trời di chuyển đến xứ Ca-na-an. Mặc dù sự hiến tế con người không phổ biến ở quên quán U-rơ của Áp-ra-ham, nhưng nó đã có từ lâu trong vùng đất mới của ông. Sau này, Đức Chúa Trời đã yêu cầu Áp-ra-ham dâng Y-sác như một vật tế lễ (Sáng thế ký 22:2). Nhưng sau đó, Đức Chúa Trời đã phân biệt chính Ngài với các vị thần như Mo-lóc. Không giống như các vị thần Ca-na-an bản xứ, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham ghê tởm sự hiến tế con người (Lê-vi-ký 18:21; Phục Truyến Luật Lệ Ký 12:31; Giê-rê-mi 7:31; 19:5). Đức Chúa Trời truyền lệnh tha cho Y-sác, và Ngài đã chu cấp một con cừu đực để thay thế cho Y-sác (Sáng thế ký 22:13). Đức Chúa Trời đã sử dụng sự kiện này như là một minh họa về cách mà sau này Ngài sẽ chu cấp Con của Ngài để thay thế chúng ta.

Hơn năm trăm năm sau Áp-ra-ham, Giô-suê dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi sa mạc để thừa hưởng Vùng Đất Hứa. Đức Chúa Trời biết rằng dân Y-sơ-ra-ên còn chưa trưởng thành và dễ bị sao lãng khỏi việc thờ lạy Đức Chúa Trời chân thật duy nhất (Xuất Ê-díp-tô ký 32). Trước khi dân Y-sơ-ra-ên tiến vào xứ Ca-na-an, Đức Chúa Trời đã cảnh cáo họ không được tham gia vào sự thờ phượng Mo-lóc (Lê-vi ký 18:21) và nhiều lần bảo họ tiêu hủy những nền văn hóa thờ lạy Mo-lóc đó.

Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không lưu ý đến những lời cảnh báo của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ đã kết hợp sự thờ phượng Mo-lóc vào truyền thống của riêng họ. Ngay cả Sa-lô-môn, vị vua khôn ngoan nhất, cũng bị ảnh hưởng bởi sự sùng bái này và xây dựng những nơi thờ phượng cho Mo-lóc và các vị thần khác (I Các vua 11:1-8). Sự thờ phượng Mo-lóc diễn ra ở "những nơi cao" (I Các vua 12:31) cũng như ở khe núi hẹp bên ngoài Giê-ru-sa-lem được gọi là trũng Him-nôm (II Các vua 23:10).

Bất chấp những nỗ lực thỉnh thoảng của các vị vua tin kính, việc thờ phượng Mo-lóc đã không được bãi bỏ cho đến khi dân Y-sơ-ra-ên bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn. (Mặc dù tôn giáo của Ba-by-lôn là thuyết phiếm thần và tiêu biểu là thuật chiêm tinh và bói toán, nhưng nó không có sự hiến tế con người). Bằng cách nào đó, sự phân tán dân Y-sơ-ra-ên vào một nền văn minh ngoại giáo lớn cuối cùng đã thành công trong việc thanh lọc họ khỏi các vị thần giả của họ. Khi dân Do Thái trở lại vùng đất của họ, họ đã tự mình tái cam kết với Đức Chúa Trời, và trũng Him-nôm đã trở thành một nơi để đốt rác và thân xác của những tên tội phạm bị hành quyết. Chúa Giê-xu đã sử dụng hình ảnh của nơi này – một ngọn lửa thiêu đốt đời đời, tiêu hủy vô số nạn nhân con người — để mô tả địa ngục, nơi những người chối bỏ Đức Chúa Trời sẽ bị đốt cháy vĩnh cửu (Ma-thi-ơ 10:28; Mác 9:42-49).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Mo-lóc là ai?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries