settings icon
share icon
Câu hỏi

Mên-chi-xê-đéc là ai?

Trả lời


Mên-chi-xê-đéc, là người mà tên có nghĩa là “vua của sự công chính,” là vua của Sa-lem (Je-ru-sa-lem) và là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Tối Cao (Sáng thế ký 14:18-20; Thi thiên 110:4; Hê-bơ-rơ 5:6-11; 6:20-7:28). Sự xuất hiện và biến mất đột ngột của Mên-chi-xê-đéc trong sách Sáng-thế-ký có phần bí ẩn. Lần đầu tiên Mên-chi-xê-đéc và Áp-ra-ham gặp nhau là sau khi Áp-ra-ham đánh bại Kê-đô-lao-me và ba đồng minh của ông. Nhằm thể hiện tình bạn, Mên-chi-xê-đéc bày bánh và rượu cho Áp-ra-ham và những người đàn ông mệt mỏi của mình. Trong danh của El Elyon ("Đức Chúa Trời Tối Cao"), ông ban phước lành cho Áp-ra-ham và ca ngợi Đức Chúa Trời đã cho Áp-ra-ham được chiến thắng trong trận đánh (Sáng thế ký 14: 18-20).

Áp-ra-ham dâng cho Mên-chi-xê-đéc phần mười (một phần mười) trong tất cả các chiến lợi phẩm mà ông đã thu được. Bằng hành động này Áp-ra-ham cho thấy rằng ông công nhận Mên-chi-xê-đéc là một thầy tế lễ là người xếp hạng cao hơn ông về mặt thuộc linh.

Theo lời thánh vịnh tiên tri do Đa-vít viết (Ma-thi-ơ 22:43) trong Thi thiên 110, Mên-chi-xê-đéc được trình bày chính là hình bóng của Đấng Christ. Chủ đề này được lặp đi lặp lại trong sách Hê-bơ-rơ, nói rằng cả Mên-chi-xê-đéc và Đấng Christ đều được xem là vua của sự công chính và bình an. Bằng cách viện dẫn Mên-chi-xê-đéc và chức tế lễ độc nhất của ông như là hình bóng, tác giả cho thấy rằng chức vụ tế lễ mới của Đấng Christ là cao hơn dòng lê-vi và chức tế lễ của A-rôn trước đây (Hê-bơ-rơ 7:1-10).

Một số kiến nghị rằng Mên-chi-xê-đéc thực ra là sự hiện ra của Đức Chúa Jesus Christ hay còn gọi là sự xuất hiện của Đấng Christ. Đây là một lý thuyết có thể, khi cho rằng Áp-ra-ham đã nhận được sự viếng thăm như vậy trước (STK 12:7). Hãy để ý Sáng thế ký 17 nơi Áp-ra-ham đã gặp và trò chuyện với Chúa (El Shaddai) trong hình trạng của con người.

Hê-bơ-rơ 6:20 nói, "[Giê-xu] đã trở thành thầy tế lễ đời đời, theo ban Mên-chi-xê-đéc." Thuật ngữ phẩm trật này thường cho thấy sự tiếp nối của các thầy tế lễ trong chức vụ. Tuy nhiên, không bao giờ có ai được đề cập trong suốt khoảng thời gian dài từ Mên-chi-xê-đéc đến Đấng Christ, một sự bất thường có thể được giải quyết bằng giả định cho rằng Mên-chi-xê-đéc và Đấng Christ thật sự là cùng một người. Do đó, "phẩm trật" được mãi mãi trao cho Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi.

Hê-bơ-rơ 7:3 nói rằng Mên-chi-xê-đéc là “không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời, Ngài làm thầy tế lễ cho đến đời đời vô cùng.” Câu hỏi đặt ra là liệu tác giả của sách Hê-bơ-rơ có ý nói điều này là thực sự hay chỉ là theo nghĩa bóng.

Nếu sự mô tả trong Hê-bơ-rơ là theo nghĩa đen, thì thực rất là khó để xem làm thế nào nó có thể được ứng dụng thích hợp cho bất cứ ai, ngoài Đức Chúa Jesus Christ. Không có vị vua nào trên trần gian này mà lại “làm thầy tế lễ đời đời vô cùng,” và không có người nào mà lại ““không cha, không mẹ.” Nếu Sáng thế ký 14 mô tả sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Con đã đến để ban cho Áp-ra-ham phước lành của Ngài (Sáng thế ký 14:17-19), hiện ra là Vua của sự Công Chính (Khải huyền 19:11,16), Vua của sự Bình An (Ê-sai 9:6), và là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người (1 Ti-mô-thê 2:5).

Nếu cách mô tả về Mên-chi-xê-đéc là theo nghĩa bóng, thì các chi tiết của việc không có gia phổ, không có bắt đầu hay kết thúc, và chức vụ liên tục là những lời tuyên bố đơn giản làm nổi bật đặc tính bí ẩn của người đã gặp Áp-ra-ham. Trong trường hợp này, sự im lặng trong lời tường thuật trong Sáng thế ký liên quan đến những chi tiết này là có mục đích và giúp cho việc liên kết Mên-chi-xê-đéc với Đấng Christ tốt hơn.

Có phải Mên-chi-xê-đéc và Chúa Jesus là cùng một người? Một trường hợp có thể dẫn đến một trong hai cách. Ít nhất, Mên-chi-xê-đéc là hình bóng của Đấng Christ, biểu hiện báo trước về chức vụ của Chúa. Nhưng cũng có thể là sau trận chiến mệt mỏi của mình, Áp-ra-ham đã gặp và bày tỏ lòng tôn kính đối với chính Đức Chúa Jesus.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Mên-chi-xê-đéc là ai?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries