settings icon
share icon
Câu hỏi

Cơ Đốc nhân có nên quan tâm đến ý tưởng về Luật Sharia không?

Trả lời


Trước tiên, chúng ta nên định nghĩa Luật Sharia. Như được bày tỏ trong Kinh Cô-ran và Sunna thì Sharia là luật thiêng liêng. Sunna là một bản ghi chép về cuộc đời và tấm gương của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad. Sunnah chủ yếu được có trong Hadith hoặc các báo cáo về những câu nói của Muhammad, hành động của ông, sự chấp thuận ngầm của ông về những hành động và thái độ của ông. Khi Sharia có địa vị chính thức, thì nó được giải thích bởi các thẩm phán Hồi giáo, là những người có thể bị ảnh hưởng bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo, hoặc các imam.

Ở các quốc gia Hồi giáo thế tục (như Mali, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ), Sharia chỉ giới hạn trong các vấn đề cá nhân và gia đình. Các quốc gia như Pakistan, Indonesia, Afghanistan, Ai Cập, Sudan và Morocco chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sharia, nhưng thẩm quyền tối thượng nằm trong hiến pháp và luật pháp của họ. Ả Rập Xê-út và một số quốc gia vùng Vịnh thực thi sharia chính thống. Iran có một quốc hội lập pháp theo cách phù hợp với sharia.

"Theo truyền thống, umma Hồi giáo [cộng đồng hoặc quốc gia] được chia thành ba khu vực: lãnh thổ Hồi giáo (dar al-Islam), lãnh thổ hòa bình (dar al-sulh) và lãnh thổ chiến tranh (dar al-harb).... Ở các khu vực như Pakistan, Iran và Libya, luật Hồi giáo được cho hình thành nên nền tảng của chính phủ. Lãnh thổ thứ hai đại diện cho các khu vực như Ấn Độ và Châu Phi nơi người Hồi giáo chiếm thiểu số nhưng phần lớn được phép sống trong hòa bình và thực hành tôn giáo của họ một cách tự do. Phần còn lại của thế giới bao gồm lãnh thổ thứ ba, được xem như là một chiến trường tư tưởng được tranh đấu bởi các nhóm có các nguyên tắc mâu thuẫn hơn là một nhà hát chiến tranh theo nghĩa đen. Trong lãnh thổ này, thánh chiến (jihad) được tiến hành chống lại tất cả những người không theo đạo Hồi hoặc những kẻ ngoại đạo (kafir) vĩnh viễn cho đến khi họ cũng bị cuốn vào thế giới Hồi giáo. ... Không có sự trình bày một cách có hệ thống về các tín ngưỡng Hồi giáo xuất hiện trong cả Kinh Cô-ran hoặc Hadith [truyền thống]. Thay vào đó, sự trình bày như vậy được tìm thấy trong phần tài liệu biên soạn của giáo luật Hồi giáo (shar'ia), mà được xem là được thiết lập cách thiêng liêng và ra lệnh cho tất cả các tín đồ tuân thủ nghiêm ngặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Các nguồn chính của luật Hồi giáo là: Kinh Cô-ran, Truyền thống, Sự đồng thuận (ijma',) và Phép loại suy (qiyas). Người Shi'ite từ chối "sự đồng thuận" và thay thế điều mà đối với họ là được bổ nhiệm cách thiêng liêng, hướng dẫn thuộc linh không thể sai lầm (Imam) (trích từ Islam:The Way of Submission của Solomon Nigossian, Crucible, 1987).

Các khía cạnh của Luật Sharia liên quan đến Cơ Đốc nhân:

Jihad: Jihad là thánh chiến chống lại những kẻ ngoại đạo trên thế giới. Tất cả người Hồi giáo có nghĩa vụ phải giết người không theo đạo. Một người không theo đạo (hoặc kafir) là người không theo đạo Hồi. Nhiều người Hồi giáo nghĩ rằng việc giết một người không theo đạo đảm bảo sẽ đi thẳng đến thiên đàng.

Bội đạo: Tất cả những người bội đạo sẽ bị giết. Người bội đạo là bất kỳ người nào từ bỏ Hồi giáo và thay đổi tôn giáo của mình. Cơ Đốc nhân không được phép làm cho người Hồi giáo chuyển sang Cơ Đốc giáo. Sự cải đạo được coi là báng bổ và mang án tử hình. Phát tán văn học Cơ Đốc có thể dẫn đến án tù năm năm theo Luật Sharia.

Sự chỉ trích Hồi giáo: Hình phạt tử hình áp dụng đối với người Hồi giáo chỉ trích Muhammad, Kinh Cô-ran hoặc Luật Sharia. Hình phạt nặng cũng được áp dụng cho các Cơ Đốc nhân lên tiếng chống lại Hồi giáo.

Tự do thờ phượng: Mặc dù Hồi giáo nói cửa miệng với "dân tộc của cuốn sách" (những tôn giáo Abrahamic khác), và Kinh Cô-ran nói tôn trọng và tôn vinh tất cả mọi người bất kể tôn giáo của họ, nhưng thực tế là một số quốc gia Hồi giáo đang bắt bớ Cơ Đốc nhân, nhắm mục tiêu nơi họ thờ phượng, giết chết và giam cầm các tín đồ. Sự bắt bớ đang diễn ra dữ dội ở Ả Rập Xê-út, Afghanistan, Iraq, Somalia, Yemen, Maldives và các quốc gia khác có ảnh hưởng Hồi giáo mạnh mẽ.

Nạn nhân nữ bị cưỡng hiếp: Luật Sharia bảo vệ những kẻ hiếp dâm. Một người phụ nữ muốn tố cáo tội hiếp dâm phải cung cấp bốn nhân chứng nam. Nếu cô ấy không thể làm như vậy, cô ấy sẽ bị buộc tội zina, mà hình phạt theo quy định là đánh bằng roi hoặc ném đá. Hàng ngàn phụ nữ bị bỏ tù do buộc tội hiếp dâm không thành công. Một số thậm chí bị ném đá đến chết. Vào ngày 27 tháng 10 năm 2008, Aisha, một cô gái 13 tuổi ở Kisayu, Somalia, bị ném đá đến chết vì ngoại tình. Sau đó, dì của cô nói với Tập đoàn Phát thanh nước Anh rằng Aisha đã bị ba người đàn ông có vũ trang cưỡng hiếp. Những kẻ hiếp dâm hiếm khi bị đưa ra xét xử, chứ đừng nói đến việc trừng phạt.

Những tội linh tinh: Tội gian dâm và ngoại tình: Những người gian dâm chưa lập gia đình sẽ bị đánh bằng roi, và những kẻ ngoại tình sẽ bị ném đá đến chết. Đồng tính luyến ái: Người đồng tính phải bị xử tử. Trộm cắp: Bất kỳ người nào bị phát hiện ăn cắp là phải cắt tay. Bạo hành và tấn công: Một nguyên đơn bị thương có thể đề nghị sự trả thù hợp pháp; luật trả thù ("mắt trả mắt") có hiệu lực.

Vậy Cơ Đốc nhân có nên quan tâm đến Luật Sharia? Nhiều người ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc không biết về ảnh hưởng của Luật Sharia ở các quốc gia Hồi giáo và chưa bao giờ xem xét khả năng Luật Sharia được đưa ra ở nước họ. Vào tháng 11 năm 2011, cuộc thăm dò của Viện MacDonald-Laurier của người Hồi giáo Canada cho thấy 75% số người được hỏi muốn Luật Sharia. Vào tháng 12 năm 2012, tờ nhật báo Morning Herald tại Sydney đã báo cáo rằng imam tại nhà thờ Hồi giáo lớn nhất nước Úc đã ban hành một fatwa (phán quyết hợp pháp) chống lại Giáng sinh. Vào tháng 7 năm 2011, những kẻ cực đoan Hồi giáo kêu gọi người Hồi giáo ở nước Anh thành lập ba bang độc lập trong nước Anh. Ngoài ra còn có các nhóm Hồi giáo ở Hoa Kỳ kêu gọi thực thi Luật Sharia ở Mỹ.

Cơ Đốc giáo và Hồi giáo có niềm tin trái ngược nhau. Chúa Giê-xu (người Hồi giáo gọi là Isa) được nhắc đến 25 lần trong Kinh Cô-ran, nhưng Chúa Giê-xu trong Kinh Cô-ran không giống với Chúa Giê-xu trong Kinh Thánh. Kinh Cô-ran nói rằng Chúa Giê-xu chỉ là một nhà tiên tri con người và không bị giết; đúng hơn là Allah đã đưa anh ta lên thiên đàng (Su-ra 4:157-158). Khi Chúa Giê-xu trở lại, anh ta sẽ là tín đồ của Muhammad và sẽ giết Antichrist (những kẻ chống lại Đấng Christ), bẻ gãy thánh giá và giết những người tham lam. Những người không chấp nhận Hồi giáo sẽ bị giết (Hadith 656). Sau khi cai trị trên đất khoảng 40 năm, Chúa Giê-xu sẽ chết.

Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê-xu là Ngôi Lời vĩnh cửu đã ở với Đức Chúa Trời và là Đức Chúa Trời. Ngôi Lời ở với con người (Giăng 1). Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê-xu bị đóng đinh sau đó phục sinh và thăng thiên trước mặt các nhân chứng. Khi Ngài trở lại, sẽ phán xét thế giới bằng sự công bình thực sự.

Allah ra lệnh cho người Hồi giáo giết bất cứ ai từ chối Hồi giáo, cải đạo sang Cơ Đốc giáo hoặc trở thành người vô thần. Chúa Giê-xu bảo các Cơ Đốc nhân yêu thương người Hồi giáo vì Ngài muốn người Hồi giáo cùng với Cơ Đốc nhân lên thiên đàng. "Các con có nghe lời dạy rằng: 'Hãy thương yêu người lân cận,và hãy ghét kẻ thù nghịch.' Nhưng Ta bảo các con: Hãy thương yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con" (Ma-thi-ơ 5:43-44). Cơ Đốc nhân ban phước cho những người nguyền rủa họ và làm điều tốt cho những người ghét họ. Đây không phải là cách của đạo Hồi.

Cơ Đốc nhân nên quan tâm đến sự truyền bá đạo Hồi nói chung và tác động của Luật Sharia nói riêng. Và chúng ta nên luôn luôn tỉnh thức với các cơ hội làm chứng cho người Hồi giáo về tình yêu của Chúa thông qua Chúa Giê-xu Christ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Cơ Đốc nhân có nên quan tâm đến ý tưởng về Luật Sharia không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries