settings icon
share icon
Câu hỏi

Kỳ Na giáo là gì?

Trả lời


Kỳ Na giáo đã bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu như là một phong trào cải cách trong Ấn Độ giáo. Nó dựa trên những lời giảng dạy của người sáng lập nó là Mahavira. Tin rằng một đời sống ép xác là cách để đạt được "sự khai sáng", nên Mahavira đã đi lang thang trơ trụi và câm lặng qua Ấn Độ suốt 12 năm, chịu đựng sự gian khổ và sỉ nhục. Sau đó, ông đã tiếp nhận đệ tử và rao giảng về niềm tin vừa mới phát hiện của ông. Mahavira đã kịch liệt phản đối quan điểm công nhận hay thờ phượng một đấng tối cao. Mặc dù Mahavira phủ nhận rằng bất cứ Đức Chúa Trời hay các vị thần nào tồn tại để được thờ phượng thì ông cũng như những nhà lãnh đạo tôn giáo khác được tôn thờ bởi những người theo ông sau này. Ông được đặt tên là Tirthankara thứ 24, là người cuối cùng và vĩ đại nhất của những vị cứu tinh. Theo các bài viết của Kỳ Na giáo, Mahavira đã xuống từ thiên đàng, không phạm tội, và thông qua thiền định, giải thoát chính mình khỏi mọi ham muốn trần thế.

Kỳ Na giáo là một tôn giáo tuân thủ luật pháp rất nghiêm khắc, vì một người muốn đạt được sự cứu rỗi cho chính mình thì phải trải qua con đường khổ hạnh (sự ép xác khắt khe). Không có tự do trong tôn giáo này, chỉ có các quy tắc, chủ yếu là Năm Đại Nguyện, sự từ bỏ: 1) giết sinh vật, (2) nói dối, (3) tham lam, (4) nhục dục và (5) sự gắn bó trần tục. Phải hoàn toàn tránh khỏi phụ nữ vì họ được cho là nguyên nhân của tất cả các loại ác.

Giống như tất cả các tôn giáo giả khác, Na giáo không tương thích với Kinh thánh thuộc Cơ Đốc giáo. Thứ nhất, Kinh Thánh lên án sự thờ phượng bất kỳ một vị thần nào khác ngoài Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống. "Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con ... Trước mặt Ta con không được có các thần nào khác" (Xuất Ê-díp-tô 20:2,3). "Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác. Ngoài Ta, không có Đức Chúa Trời nào khác." (Ê-sai 45:5). Mahavira không phải là một vị thần nào cả, chỉ là một con người. Giống như tất cả mọi người, ông được sinh ra, ông đã phạm tội, và ông qua đời. Ông không đạt được sự hoàn hảo vô tội. Chỉ có một Người đã sống toàn hảo là Chúa Giê-xu Christ, "bị cám dỗ đủ mọi cách như chúng ta, song chẳng phạm tội" (Hê-bơ-rơ 4:15).

Thứ hai, Kinh thánh nói rõ ràng rằng những luật lệ và giáo lý sau đây, ngay cả những luật lệ và giáo lý từ Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống, cũng sẽ không bao giờ dẫn đến sự công bình được đòi hỏi bởi sự cứu rỗi. "Vì chẳng một ai được xưng công chính bởi công việc của luật pháp" (Ga-la-ti 2:16). Kinh thánh dạy rằng sự cứu rỗi là bởi ân điển thông qua đức tin trong sự đổ huyết của Chúa Giê-xu Christ (Ê-phê-sô 2:8-9), là Đấng đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên cây thập tự để chúng ta có thể có được sự công bình của Ngài. "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời" (II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa Giê-xu làm giảm bớt những gánh nặng của con người, trong khi Kỳ Na giáo chỉ thêm cho họ.

Cuối cùng, hai "đại nguyện" của Kỳ Na giáo hoàn toàn mâu thuẫn với Lời Chúa được mặc khải. Mặc dù việc tránh tham lam, nói dối và gắn bó với thế gian là đáng khen ngợi, nhưng tránh khỏi khoái lạc tình dục, nếu chịu đựng được đến cùng thì sẽ là sự kết thúc của nhân loại. Để đảm bảo sự tiếp nối của các thế hệ con người trên trái đất, Chúa đã ban cho chúng ta món quà của sự thôi thúc tính dục. Trong những ràng buộc của hôn nhân thánh, sự thôi thúc tính dục đạt tới sự đáp ứng trọn vẹn của nó, và tương lai của loài chúng ta được đảm bảo (Sáng thế ký 1:28, 2:24, 9:3). Ngoài ra, một trong những giáo lý của Kỳ Na giáo là nguyên tắc tôn trọng chúng sinh và tuyệt đối không hại chúng sinh, việc cấm lấy đi sự sống dưới bất kỳ hình thức nào ("ahimsa"). Điều này mâu thuẫn trực tiếp với cả Cựu Ước lẫn Tân Ước nơi Đức Chúa Trời ban loài vật cho nhân loại làm thức ăn (Lê-vi ký 11:1-2vv và Công vụ 10:9-16).

Giống như tất cả các tôn giáo giả khác, Kỳ Na giáo là một lời nói dối khác của Sa-tan với mong muốn của nó là lừa chúng ta vào một hệ thống khiến chúng ta tập trung vào chính mình, quay trở vào trong tâm trí và tinh thần của chúng ta trong một nỗ lực để làm cho chúng ta tự thấy mình xứng đáng qua việc ép xác và giữ các quy tắc. Chúa Giê-xu ra lệnh chúng ta hy sinh bản thân mình, sống cho Ngài và qua Ngài, sống cho người khác. Sự thất bại của Kỳ Na giáo là tiến lên nhiều quá những lĩnh vực nào đó của Ấn Độ mà nói lên sự thật là nó không đáp ứng được nhu cầu phổ quát của con người. Điều này trái ngược hoàn toàn với Chúa Giê-xu Christ là Đấng có sức ảnh hưởng trên toàn vũ trụ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kỳ Na giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries