settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải Kinh Thánh chứa đựng truyện ngụ ý?

Trả lời


Truyện ngụ ý là một câu chuyện mà trong đó các nhân vật và/hoặc sự kiện là các biểu tượng đại diện cho các sự kiện, quan điểm hoặc người khác. Truyện ngụ ý là một phương pháp văn học phổ biến trong suốt lịch sử văn học. Các truyện ngụ ý đã được sử dụng để gián tiếp thể hiện các quan điểm không phổ biến hoặc gây tranh cãi, để phê bình chính trị, và quở trách những người nắm quyền (ví dụ: Animal Farm của George Orwell và Gulliver's Travels của Jonathan Swift). Những lúc khác, truyện ngụ ý được sử dụng để thể hiện những quan điểm trừu tượng hoặc lẽ thật thuộc linh thông qua một phép ẩn dụ mở rộng, làm cho lẽ thật dễ nắm bắt hơn (ví dụ: The Pilgrim's Progress của John Bunyan và Hinds'Feet on High Places của Hannah Hurnard).

Kinh Thánh chứa nhiều ví dụ về truyện ngụ ý được sử dụng để giải thích lẽ thật thuộc linh hoặc để báo trước những sự kiện sau này. Những ví dụ rõ ràng nhất về truyện ngụ ý trong Kinh Thánh là những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê-xu. Trong những câu chuyện này, các nhân vật và sự kiện đại diện cho một lẽ thật về Vương quốc của Đức Chúa Trời hoặc đời sống Cơ Đốc. Ví dụ, trong câu chuyện ngụ ngôn về Người gieo giống trong Ma-thi-ơ 13:3–9, hạt giống và các loại đất khác nhau minh họa Lời Chúa và những phản ứng khác nhau đối với nó (như Chúa Giê-xu giải thích trong câu 18–23).

Câu chuyện về Người con trai hoang đàng cũng sử dụng truyện ngụ ý. Trong câu chuyện này (Lu-ca 15:11–32), con trai có địa vị đại diện cho người bình thường: tội lỗi và dễ bị ích kỷ. Người cha giàu có đại diện cho Đức Chúa Trời, và cuộc sống khắc nghiệt của người con trai của chủ nghĩa tận hưởng khoái lạc và, sau đó, sự nghèo đói đại diện cho sự rỗng tuếch của lối sống không tin kính. Khi người con trai trở về nhà trong nỗi buồn thực sự, chúng ta có một minh chứng về sự ăn năn. Trong lòng thương xót của người cha và sự sẵn lòng đón nhận con trai mình quay lại, chúng ta thấy niềm vui của Đức Chúa Trời khi chúng ta từ bỏ tội lỗi và tìm kiếm sự tha thứ của Ngài.

Trong các câu chuyện ngụ ngôn, Chúa Giê-xu dạy các khái niệm thuộc linh trừu tượng (cách mọi người phản ứng với phúc âm, lòng thương xót của Đức Chúa Trời, v...v...) dưới hình thức các phép ẩn dụ có thể liên quan. Chúng ta hiểu rõ hơn về lẽ thật của Đức Chúa Trời qua những câu chuyện này. Các ví dụ khác về truyện ngụ ý trong Kinh Thánh, dưới dạng một hình thức văn học, bao gồm khải tượng về con rồng và người phụ nữ trong sách Khải Huyền 12:1–6; câu chuyện về chim đại bàng và cây nho ở Ê-xê-chi-ên đoạn 17 và nhiều câu châm ngôn, đặc biệt là những câu châm ngôn được viết bằng biểu tượng tương đồng.

Một số truyền thống và nghi lễ được Đức Chúa Trời dựng nên trong Kinh Thánh có thể được coi là "những truyện ngụ ý không văn chương" vì chúng tượng trưng cho những lẽ thật thuộc linh. Ví dụ, hành động dâng con sinh tế đại diện cho tội lỗi đáng phải chết của chúng ta, và mỗi sự thay thế trên bàn thờ báo hiệu trước sự hy sinh cuối cùng của Đấng Christ là người sẽ chết cho dân sự của Ngài. Sự thiết lập hôn nhân, mặc dù phục vụ cho những mục đích thực tiễn lớn lao, nhưng cũng là một biểu tượng của mối quan hệ giữa Đấng Christ và Hội Thánh (Ê-phê-sô 5:31–32). Nhiều luật lệ nghi lễ của Môi-se (về quần áo, thực phẩm, và những đồ vật sạch sẽ và ô uế) thể hiện những thực tại thuộc linh như yêu cầu tín hữu phải biệt riêng trong tinh thần và hành động khỏi những người không phải tín hữu. Mặc dù những ví dụ này có thể không được coi là những truyện ngụ ý riêng lẻ (vì truyện ngụ ý đòi hỏi nhiều biểu tượng làm việc cùng nhau), nhưng hệ thống tôn giáo của Cựu Ước (và một số phần của Tân Ước) có thể được xem như là một truyện ngụ ý rộng lớn về mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời.

Thật thú vị, đôi khi các sự kiện lịch sử quan trọng mà khi xuất hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên không chứa ý nghĩa sâu xa hơn nhưng được diễn giải một cách ẩn dụ sau đó để dạy một bài học quan trọng. Một ví dụ về điều này là Ga-la-ti 4, trong đó Phao-lô giải thích câu chuyện về Áp-ra-ham, A-ga, và Sa-ra như một câu chuyện ngụ ngôn cho các Giao Ước cũ và mới. Ông viết, "Vì có lời chép rằng Áp-ra-ham có hai con trai: một là con của người nữ nô lệ, một là con của người nữ tự do. Nhưng con của người nữ nô lệ sinh ra theo xác thịt, còn con của người nữ tự do sinh ra theo lời hứa. Điều nầy ngụ ý rằng hai người nữ đó là hai giao ước. Một là giao ước tại núi Si-na-i, sinh con ra để làm nô lệ, đó là A-ga. A-ga là núi Si-na-i trong miền Ả-rập, tương ứng với Giê-ru-sa-lem bây giờ, vì thành nầy cùng với con dân nó đều làm nô lệ. Nhưng Giê-ru-sa-lem thiên thượng là tự do; đó là mẹ chúng ta" (Ga-la-ti 4:22–26).

Ở đây, Phao-lô lấy những người lịch sử, thực sự (Áp-ra-ham, A-ga, và Sa-ra) và sử dụng chúng như những biểu tượng cho Luật Pháp Môi-se (Giao ước cũ) và sự tự do của Đấng Christ (Giao ước mới). Qua lăng kính ngụ ngôn của Phao-lô, chúng ta thấy rằng mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời là một sự tự do (chúng ta là con cái của lời hứa thiêng liêng, vì Y -sác được sinh bởi Sa-ra), chứ không phải của tội lỗi (chúng ta không phải là con cái của tội lỗi của con người, như Ích-ma-ên đã được sinh ra bởi A-ga) . Phao-lô, nhờ sự thần cảm của Đức Thánh Linh, có thể thấy ý nghĩa tượng trưng của sự kiện lịch sử này và sử dụng nó để minh họa vị trí của chúng ta trong Đấng Christ.

Truyện ngụ ý là một phương pháp nghệ thuật rất hay để giải thích các vấn đề thuộc linh bằng các thuật ngữ dễ hiểu. Thông qua những truyện ngụ ýcủa Kinh Thánh, Đức Chúa Trời giúp chúng ta hiểu những khái niệm khó thông qua một ngữ cảnh có liên quan hơn. Ngài cũng bày tỏ Chính Ngài là Người kể chuyện vĩ đại, làm việc xuyên lịch sử để báo trước và thực hiện kế hoạch của Ngài. Chúng ta có thể hân hoan rằng chúng ta có một Đức Chúa Trời đã nói với chúng ta bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu và là Đấng đã ban cho chúng ta những biểu tượng và truyện ngụ ý để nhắc nhở chúng ta về chính Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có phải Kinh Thánh chứa đựng truyện ngụ ý?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries