settings icon
share icon
Câu hỏi

Sự khác biệt giữa niềm hy vọng của tin lành và phật giáo là gì?

Trả lời


1. Nguồn gốc của Chúa Giê-xu và nguồn gốc của đức Phật.
Nguồn gốc của đức Phật là một nhân vật có trong lịch sử. Là người sáng lập ra Phật Giáo và đã đạt được giác ngộ trọn vẹn bằng cách đạt được ba loại tri thức: Kiến thức toàn vẹn về những kiếp quá khứ của mình, về nghiệp và tái sinh của tất cả những người khác, và Tứ Diệu Ðế. Đức phật là người — có thân thể của một con người bình thường, mà con người đều là tội nhân (mang nguyên tội của A-đam lưu truyền lại) thì không cứu được ai: "vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời"(Rô-ma 3:23).

Nguồn gốc của Chúa Giê-xu là từ trời mà đến và Ngài chính là Thượng đế Ngôi hai đã bằng lòng xuống trần gian để cứu nhân loại bằng cách chết thay thế cho tội nhân.

"Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. 3 Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. 4 Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người" (Giăng 1:1-4).

"Vả, sự giáng sanh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. 19 Giô-sép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. 20 Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. 21 Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.24 Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn,mà đem vợ về với mình; 25 song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus.(Ma-thi-ơ 1:18-25)

Chúa Giê-xu sau khi chịu chết thay cho nhân loại. Ngài không chết luôn, mà sau ba ngày Ngài đã sống lại để chứng minh rằng Ngài không phải là con người bình thường, Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng đồng thời đem cho nhân loại hy vọng sống. Chúa Giê-xu tuyên bố: "Ta là sự sống lại và sự sống người nào tin ta thì sẽ sốn, mặc dầu đã chết rồi" (Giăng 11:25). Ngài là chân lý "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14:6) hay "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống"(Giăng 8:12).

2. Con đường vào thiên đàng
Phật giáo nhờ vào sức riêng để vào thiên đàng; con người sẽ ăn chay niệm Phật, tu thân tích đức sẽ được siêu thoát vào trong cõi Niết bàn (có thể hiểu là thiên đàng của đạo Phật)

Con người không thể dùng sức riêng của mình mà vào thiên đàng được. Tại sao? Vì nhân vô thập toàn; "Kinh thánh cho biết chẳng có người công bình nào hết dẫu một người cũng không" (Rôma 3:10).

Cơ đốc nhân không nhờ sức riêng của mình hoặc một ai đó, mà nhờ vào sức Chúa để vào thiên đàng. Chúa Giê-xu là chân lý và là con đường duy nhất để đưa con người vào thiên đàng:

"Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14:6).

"Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó (Chúa Giê-xu) mà được cứu" (Công vụ 4:12).

Sứ đồ Phao-lo đã chia sẻ thực trạng của ông như thế này:

"vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. 20 Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy.21 Vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi. 24 Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? 25 Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta (Rô-ma 7:20-25)!

3. Trong Chúa Giê-xu có niềm hy vọng chắc chắn
Đạo Phật cũng có đem cho con người hy vọng nhưng hy vọng không chắc chắn. Tại sao? Vì Đạo Phật hứa rằng ai làm lành lánh dữ tu thân tích đức "đủ" thì người đó sẽ được siêu thoát, nhưng bao nhiêu là đủ thì không có mức nào cả, mà chỉ chung chung thôi. Và như vậy thì con người hoàn toàn không chắc chắn về tương lai của mình sau khi chết.

Chúa Giê-xu tuyên bố chắc chắn như thế này:

"vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Rô-ma 3:23).

"Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét" (Hê-bơ-rơ 9:27).

Tuy nhiên Chúa cũng hứa cho những ai tin Ngài thì được sự sống đời đời và không bị phán xét:

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3:16).

"Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ" (Rô-ma 8:1)

"Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống" (Giăng 5:24).

Chỉ trong Chúa Giê-xu mới có hy vọng, ngoài Chúa Giê-xu thì không có hy vọng nào hết.



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sự khác biệt giữa niềm hy vọng của tin lành và phật giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries