settings icon
share icon
Câu hỏi

Có lập luận nào theo hữu thể luận bàn về sự tồn tại của Chúa?

Trả lời


Hữu thể luận (hoặc “bản thể luận” - ontological argument) là lập luận không dự trên sự quan sát thế giới (như vũ trụ học hay cứu cánh học) mà chỉ dựa trên lí luận mà thôi. Cụ thể hơn, hữu thể luận lí luận dựa trên nghiên cứu về sự bản thể học (ontology). Hình thức đầu tiên và phổ biến nhất của dạng lập luận này do Thánh Anselm đưa ra vào thế kỷ 11 Sau Công Nguyên. Ông bắt đầu với lời khẳng định rằng khái niệm Đức Chúa Trời là “một bản thể lớn hơn sự nhận thức của bất cứ ai.” Bởi sự hiện hữu là có thể, và hiện hữu là lớn hơn không hiện hữu, nên Chúa chắc chắn phải hiện hữu (nếu Chúa không hiện hữu thì sẽ có một bản thể lớn hơn có thể nhận được, nhưng thế thì sẽ tự mâu thuẫn – không thể có một bản thể nào lớn hơn bản thể lớn hơn sự nhận thức của bất cứ ai!). Vì vậy, Chúa phải hiện hữu. Đề-các (Descartes) cũng nói tương tự, chỉ khác là ông bắt đầu từ quan điểm một bản thể hoàn hảo.

Nhà vô thần Bertrand Russell nói rằng công nhận hữu thể luận là lập luận không tốt thì dễ hơn là nói rõ lập luận đấy sai ở điểm nào! Tuy nhiên, hữu thể luận không phổ biến lắm trong vòng các Cơ Đốc nhân ngày nay. Thứ nhất, lập luận này dường như muốn giải thích một cách thiếu cơ sở Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào. Thứ hai, người không tin Chúa có kháng cáo chủ quan thấp, bởi vì lập luận này thường thiếu minh chứng khách quan. Thứ ba, khó có thể chứng minh một vật tồn tại bởi định nghĩa mà thôi. Nếu không có minh chứng triết lí tại sao vật đó tồn tại, chỉ tuyên bố một vật tồn tại bởi định nghĩa thì không phải là triết học đúng đắn (giống như là nói kỳ lân là loài vật có phép màu và có sừng là có thật). Dù vậy, một vài triết gia nổi bật ngày này vẫn tiếp tục theo đuổi hình thức lập luận khác thường này.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có lập luận nào theo hữu thể luận bàn về sự tồn tại của Chúa?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries