settings icon
share icon
Câu hỏi

Cổng hẹp hẹp đến mức nào?

Trả lời


Cổng hẹp, hay còn gọi là cửa hẹp, được Đức Chúa Giê-su nói đến trong Ma-thi-ơ 7:13-14 và Lu-ca 13:23-24. Chúa Giê-su so sánh cửa hẹp với "con đường rộng" (cửa rộng), con đường dẫn đến sự huỷ diệt (địa ngục) và nói rằng "nhiều người" sẽ vào con đường đó. Ngược lại, Chúa Giê-su nói rằng "cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, người tìm thấy được thì ít". Ý nghĩa thật sự của câu nói này là gì? Vậy "nhiều người" là nhiều bao nhiêu? "Người ít" là ít bao nhiêu?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng Chúa Giê-su là cánh cửa mà qua đó tất cả mọi người phải bước vào để có sự sống vĩnh cửu (đời đời). Không có cách nào khác bởi vì Ngài một mình là " đường đi, chân lý và sự sống" (Giăng 14:6). Con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu (đời đời) bị giới hạn chỉ là một con đường – Đấng Christ. Theo nghĩa này, Con đường hẹp vì đó là cách duy nhất (con đường duy nhất), và tương đối rất ít người sẽ đi qua cánh cổng hẹp. Rất nhiều người sẽ cố gắng đi kiếm một con đường thay thế đến Đức Chúa Trời. Họ sẽ cố gắng đạt được điều đó thông qua các quy tắc và điều lệ do con người tạo ra, thông qua các tôn giáo giả, hoặc thông qua sự tự nỗ lực của mình. "Nhiều người" này sẽ theo con đường rộng, mà đó chỉ dẫn đến sự huỷ diệt đời đời, trong khi con chiên nghe tiếng nói của Người chăn Nhân Lành và theo Ngài, theo con đường hẹp để đến sự sống vĩnh cửu (đời đời) (Giăng 10:7-11).

Trong khi sẽ có khá ít người đi qua cánh cổng hẹp được so sánh với phần đông trên con đường rộng, thì vẫn sẽ có vô số người sẽ theo Người chăn Nhân Lành. Sứ đồ Giăng nhìn thấy vô số người này trong tầm nhìn của ông trong sách Khải Huyền: "Sau đó tôi nhìn xem, kìa, có một đoàn người rất đông không ai đếm được, từ các nước, các bộ tộc, các dân tộc, các thứ tiếng, đứng trước ngài và trước Chiên Con, mặc áo dài trắng, tay cầm lá kè. Họ lớn tiếng kêu rằng "Sự cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng ngồi trên ngai, và thuộc về chiên con"' (Khải Huyền 7:9-10).

Bước vào cửa hẹp thì không dễ dàng. Chúa Giê-su đã làm cho điều này rõ ràng khi Ngài chỉ thị những người theo Ngài "hãy nỗ lực" ("hãy gắng sức") để vào cửa hẹp (Lu-ca 13:24). Theo tiếng Hy Lạp, cụm từ "hãy nỗ lực" ("hãy gắng sức") được dịch là agonizomai, từ đó trong tiếng anh chúng ta có được từ "agonize" – phấn đấu gần chết hay cố gắng hết sức mình". Hàm ý ở đây là những người tìm cách vào cổng hẹp thì phải nỗ lực bằng sự phấn đấu (đấu tranh) và sự cố gắng (căng thẳng), giống như một vận động viên chạy bộ đang gắng sức chạy đến vạch đích, tất cả bắp thịt căng ra và nỗ lực hết mình. Nhưng ở đây chúng ta phải rõ ràng. "Vì nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều này không đến từ anh em mà là tặng phẩm của Đức Chúa Trời" (Ê-phê-sô 2:8). Không một ai sẽ kiếm được Thiên đàng bằng sự nỗ lực của mình (Ga-la-ti 2:16; Tít 3:4-5). Nhưng bước vào cửa hẹp vẫn là khó khăn bởi vì sự chống đối của sự kiêu ngạo của con người, bản chất yêu thích tội lỗi, và sự chống đối của Sa-tan và thế giới dưới sự kiểm soát của Sa-tan (2 Co-rinh-tô 4:4; 1 Giăng 5:19), tất cả đều đấu tranh chống lại chúng ta trong việc theo đuổi sự vĩnh cửu.

Sự khích lệ để cố gắng bước vào như là một mệnh lệnh để ăn năn và bước vào cánh cổng và không chỉ đứng lên và nhìn vào nó, nghĩ về nó, phàn nàn rằng nó quá nhỏ hoặc quá khó hoặc vô cùng hẹp. Chúng ta không hỏi tại sao những người khác không bước vào; chúng ta không phải để bào chữa (giải thích) hoặc trì hoãn. Chúng ta không quan tâm đến số người sẽ hoặc sẽ không bước vào. Chúng ta đang nỗ lực phấn đấu về trước và bước vào! Sau đó, chúng ta phải khích lệ mọi người bước vào cửa hẹp trước khi quá muộn.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Cổng hẹp hẹp đến mức nào?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries