settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải chủ nghĩa đại đoàn kết là theo Kinh Thánh? Cơ-đốc-nhân có nên tham gia vào phong trào đại đoàn kết hay không?

Trả lời


Walter A Elwell, trong Tự Điển Thần Học Tin Lành, định nghĩa chủ nghĩa đại đoàn kết là một "nỗ lực có tổ chức nhằm mang lại sự hợp tác và hiệp nhất giữa những Cơ-đốc-nhân." Ở cấp độ quốc tế, Hội Đồng Giáo Hội Thế Giới đại diện cho chủ nghĩa đại đoàn kết khi nó nói lên mục đích theo cách này: "Hội Đồng Giáo Hội Toàn Cầu là một hiệp hội thông công những hội thánh xưng nhận Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời và là Chúa Cứu Thế theo như lời Kinh Thánh, do đó hãy tìm cách để cùng nhau hoàn thành sự kêu gọi phổ quát đến với sự vinh hiển của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh. Đó là một cộng đồng gồm các hội thánh trên đường tiến đến sự hiệp nhất hữu hình trong một đức tin, và trong mối thông công thánh bày tỏ trong sự thờ phượng và trong đời sống chung trong Đấng Christ. Tìm cách tiến đến sự hiệp nhất này, như lời Đức Chúa Giê-xu đã cầu nguyện cho những người theo Ngài, "để cho thế gian tin rằng" (Giăng 17:21) (www.wcc-coe.org).

Chủ nghĩa đại đoàn kết cũng được định nghĩa theo cách rộng hơn là: "một phong trào nhằm thúc đẩy sự hiệp nhất toàn cầu giữa vòng tất cả mọi tôn giáo thông qua sự hợp tác lớn hơn." Để thí dụ, một linh mục Công giáo có thể mời một thầy tư tế Hồi giáo phát biểu trên tòa giảng của mình, hoặc một hội thánh có thể kết hợp với một đền thờ Hin-đu cùng tổ chức một buổi lễ cầu nguyện. Định nghĩa theo cách này, chủ nghĩa đại đoàn kết rõ rằng là sai. Chúng ta không được "mang chung ách với kẻ chẳng tin" (2 Cô-rnh-tô 6:14; cũng xem Ga-la-ti 1:6-9). Ánh sáng và bóng tối không thể liên hiệp với nhau được.

Trong bài viết này, chúng tôi hạn chế định nghĩa chủ nghĩa đại đoàn kết là "tiến đến sự hiệp nhất giữa những nhóm Cơ-đốc-giáo." Câu hỏi quan trọng là thế này: chủ nghĩa đại đoàn kết là những liên danh đúng và theo Kinh Thánh? Chúng ta có nên tham gia với "những Cơ-đốc-nhân" khác trong các liên danh địa phương, toàn quốc hoặc quốc tế hay không? Câu trả lời là tuyệt đối không nên. Dĩ nhiên, hiệp một giữa những Cơ-đốc-nhân chân chính là điều quan trọng (Thi-thiên 133:1; Giăng 17:22). Nhưng điều gì xảy ra nếu một số người xưng mình là Cơ-đốc-giáo, lại thực sự phủ nhận những nguyên tắc cơ bản của đức tin? Người ta cần phải xem xét đến từng hoàn cảnh cá nhân. Dưới đây là một số câu hỏi để giúp chúng ta đưa ra những quyết định làm vinh hiển Đức Chúa Trời liên quan đến chủ nghĩa đại đoàn kết.

Trước hết, có phải những người mà chúng ta đang tham gia với là những Cơ-đốc-nhân chân chính theo nghĩa Kinh Thánh của từ này? Nhiều người và nhiều tổ chức liên hệ với danh của Đức Chúa Giê-xu, thậm chí họ tuyên xưng Ngài là Chúa và là Chúa Cứu Thế, dầu vậy họ phủ nhận những gì Kinh Thánh nói về Ngài. Những ví dụ rõ ràng về việc này là những người Moọc-môn và Chứng Nhân Giê-hô-va, họ tự nhận mình là những người theo Chúa Giê-xu, và công bố mình là "Cơ-đốc-nhân". Tuy nhiên họ phủ nhận những gì Kinh Thánh tuyên bố liên quan đến thuộc tính và công việc của Đấng Christ. Một ví dụ không mấy rõ ràng là Cơ-đốc-giáo tự do. Cơ-đốc-giáo tự do được thấy trong hầu hết các giáo phái, và, mặc dù có vẻ giống như Cơ-đốc-giáo nhưng họ thường bác bỏ nhiều lẽ thật thiết yếu. Người theo phái tự do thường chối bỏ hoặc giảm thiểu sự soi dẫn và thẩm quyền của Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 3:16), tính độc quyền của sự cứu rỗi trong Đấng Christ (Giăng 14:6; Công vụ 4:12; 1 Ti-mô-thê 2:5), và hoàn toàn nhờ cậy vào ân điển của Đức Chúa Trời, không nhờ các công việc của con người để được cứu rỗi (Rô-ma 3:24, 28; Ga-la-ti 2:16; Ê-phê-sô 2:8-9).

Đang có một sự nhấn mạnh lớn trong thời đại của chúng ta, để có chủ nghĩa đại đoàn kết hiệp nhất giữa vòng những người Tin Lành và Công Giáo La Mã. Những người này thúc đẩy sự hiệp nhất như thế tuyên bố rằng cả hai nhóm đều là Cơ-đốc-nhân, và cả hai đều là những hệ thống đức tin làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Nhưng có nhiều sự khác biệt quan trọng giữa hai nhóm. Cơ-đốc-giáo theo Kinh Thánh, và Công giáo La mã là hai tôn giáo khác biệt về thực hành và niềm tin những điều khác nhau, như làm thế nào để một người được cứu, thẩm quyền của Kinh Thánh, chức tế lễ của người tín đồ, bản tính của con người, công việc của Đấng Christ trên thập-tự-giá, v.v… Có cả một danh sách những khác biệt không thể hòa giải giữa những gì Kinh Thánh dạy, và những gì giáo hội Công giáo La mã nói, khiến cho bất kỳ một mục vụ chung nào giữa hai nhóm này là không thể. Những người phủ nhận điều này không đúng như những gì họ nói hoặc họ tin, bất kể họ đứng về phía nào. Bất kỳ một người Công giáo La mã nào nghiêm túc với đức tin của mình sẽ từ chối những gì mà một Cơ-đốc-nhân tin lành tin kính tin, và ngược lại.

Một trong những điểm thu hút của chủ nghĩa đại đoàn kết là, các nhóm khác nhau về mặt thần học thường có chung chí hướng với những vấn đề nhất định. Những Cơ-đốc-nhân theo Kinh Thánh, thường giữ lập trường ủng hộ cuộc sống mạnh mẽ, quan điểm truyền thống về gia đình, một sự thuyết phục để săn sóc những người vô gia cư hay bệnh tật, và mong muốn được thấy công lý trên thế giới. Các nhóm khác, có thể có nền thần học phi Kinh Thánh, có thể giữ các vị trí xã hội tương tự. Do đó, sự cám dỗ để tập hợp các nguồn lực để theo đuổi một mục đích chung đôi khi là quá lớn. Điều này dẫn đến câu hỏi tiếp theo.

Thứ hai, mục đích tối hậu của liên danh chủ nghĩa đại đoàn kết này là gì? Kinh Thánh đã ban sự hướng dẫn rõ ràng, như Cơ-đốc-nhân tin vào Kinh Thánh sống như thế nào. Cô-lô-se 3:17, trình bày mục đích của chúng ta theo hướng này: "Dầu anh em nói hay làm gì cũng phải nhân danh Đức Chúa Giê-xu mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Cha." Về việc tương tác với những người hư mất, Đức Chúa Giê-xu dạy trong Ma-thi-ơ 5:16, "Hãy để sự sáng các ngươi soi trước mặt người ta, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời." Ma-thi-ơ 28:18-20 và 1 Cô-rinh-tô 2:2, làm cho phúc âm là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Tất cả mọi điều chúng ta làm là để tôn vinh hiển Đức Chúa Trời, chúng ta đang sống trong những việc lành trước một thế giới lầm lạc và đang hấp hối, vậy chúng ta phải mang đến cho thế giới một sứ điệp làm thay đổi đời sống của phúc âm. Việc chia sẻ sự chết và sự sống lại của Đấng Christ mang lại sự vinh hiển Đức Chúa Trời, nên là động lực cho mối tương tác của chúng ta với thế gian.

Liên quan đến các liên danh chủ nghĩa đại đoàn kết, chúng ta cần phải hỏi liệu họ có đang theo đuổi những mục đích này hay không. Thông thường, việc chia sẻ phúc âm trở thành một việc được bàn sau. Thậm chí nếu nó được nghĩ đến. Thay cho phúc âm, chủ nghĩa đại đoàn kết có khuynh hướng tập trung vào những thông điệp chính trị và xã hội. Thay vì tìm cách biến đổi tấm lòng, chủ nghĩa đại đoàn kết thường sốt sắng tìm cách thay đổi môi trường—chính trị, xã hội, hay tài chính. Mục tiêu tối hậu cho mọi hành động của chúng ta, nên vì sự cứu rỗi của những tội nhân bị hư mất (Mác 5:18-20; Lu-ca 19:10; Ê-phê-sô 2:1-3). Các thiên sứ của thiên đàng vui mừng khi một tội nhân ăn năn (Lu-ca 15:10). Kinh Thánh không hề nói rằng, các thiên sứ vui mừng khi một điều luật được thông qua, khi một cái giếng được đào xong, hay một con đường tráng nhựa. (Việc làm được những điều đó Không có gì sai, nhưng chúng không được phép làm lu mờ phúc âm.) Khi chúng ta suy gẫm về các liên danh đại đoàn kết, chúng ta cần phải chắc chắn rằng, vương quốc Đức Chúa Trời đang được mở rộng qua việc truyền giảng tin lành.

Để kết luận, chúng ta có nên tham gia vào sự hợp tác đại đoàn kết với những hội thánh Cơ-đốc-nhân khác, và các nhóm những người tin Chúa khác hay không? Nếu không có sự thỏa hiệp giáo lý niềm tin Cơ-đốc cốt lõi, nếu phúc âm không bị giảm thiểu hoặc phớt lờ, nếu những người tin Chúa vẫn có thể duy trì một lời chứng rõ ràng trước thế gian, và nếu Đức Chúa Trời được vinh hiển, thì chúng ta có thể tự do tham gia với những tín hữu khác để theo đuổi vương quốc của Đức Chúa Trời.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có phải chủ nghĩa đại đoàn kết là theo Kinh Thánh? Cơ-đốc-nhân có nên tham gia vào phong trào đại đoàn kết hay không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries