settings icon
share icon
Câu hỏi

Liệu Bản Dịch Thế Giới Mới có phải là một phiên bản Kinh Thánh hợp lệ không?

Trả lời


Bản Dịch Thế Giới Mới (NWT) được tổ chức sáng lập Chứng Nhân Giê-hô-va định nghĩa là "một bản dịch Kinh Thánh trực tiếp từ tiếng Hê-bơ-rơ, Ả-rập và tiếng Hy Lạp sang tiếng Anh hiện đại bởi một ủy ban của những chứng nhân được xức dầu từ Đức Giê-hô-va." Bản dịch này là tác phẩm ẩn danh của "Ủy Ban Dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới". Chứng Nhân Giê-hô-va tuyên bố rằng việc giấu tên người dịch là để công việc này được qui vinh hiển cho Chúa. Tất nhiên, việc này đem lại lợi ích cho các dịch giả khi họ không cần phải có trách nhiệm giải trình bất cứ sai xót nào trong bản dịch và ngăn cản những học giả thật kiểm tra chuyên môn của họ.

Bản Dịch Thế Giới Mới độc nhất khác thường ở một điều – đó là nỗ lực có chủ đích đầu tiên và có hệ thống trong việc tạo ra một phiên bản Kinh Thánh hoàn chỉnh được biên tập và chỉnh sửa theo một mục đích cụ thể với sự đồng ý theo học thuyết của một nhóm. Chứng Nhân Giê-hô-va và Hiệp Hội Tháp Canh đã nhận ra rằng niềm tin của họ mâu thuẫn với Kinh Thánh. Chính vì vậy, thay vì đưa niềm tin của họ thuận theo Kinh Thánh, họ đã thay đổi Kinh Thánh theo niềm tin của mình. "Ủy Ban Dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới" đã thay đổi bất cứ câu Kinh Thánh nào không đúng theo quan điểm thần học của Chứng Nhân Giê-hô-va. Điều này được minh chứng rõ ràng bởi thực tế rằng khi những ấn bản mới của Bản Dịch Thế Giới Mới xuất bản, có thêm những thay đổi bổ sung được thực hiện đối với văn bản Kinh Thánh. Khi các Cơ Đốc Nhân theo Kinh Thánh tiếp tục chỉ rõ rằng Kinh Thánh đề cập đến thần tính của Đấng Christ (chẳng hạn như vậy), thì Hiệp Hội Tháp Canh sẽ xuất bản một ấn phẩm mới của Bản Dịch Thế Giới Mới với những đoạn Kinh Thánh được thay đổi. Sau đây là một vài ví dụ nổi bật về những phiên bản đã cố ý sửa đổi:

Bản dịch Thế Giới Mới diễn giải từ staurós trong tiếng Hy Lạp ("thập tự giá") thành "hình thức tra tấn" bởi vì Chứng Nhân Giê-hô-va không tin rằng Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá (Ma-thi-ơ 27:32; Mác 15:30; Lu-ca 23:26; Giăng 19:17,19,25 31). Bản Dịch Thế Giới Mới không dịch từ sheol trong tiếng Hê-bơ-rơ hay từ hades, gehenna, và tartarus là "địa ngục" bởi vì Chứng Nhân Giê-hô-va không tin vào địa ngục. Bản Dịch Thế Giới Mới dịch từ Hy Lạp parousia (Ma-thi-ơ 24:3,27, 37, 39; 1 Cô rinh tô 15:23) thành "hiện diện" thay vì "sắp tới" bởi vì Chứng Nhân Giê-hô-va tin rằng Đấng Christ đã trở lại vào những năm 1900. Trong Cô-lô-se 1:16, Chứng Nhân Giê-hô-va thêm từ "khác" vào câu Kinh Thánh mặc cho bản gốc trong tiếng Hy Lạp không có từ đó. Họ làm điều này để đưa ra quan điểm rằng "tất cả mọi điều khác" được tạo dựng bởi Đấng Christ, thay vì văn bản gốc nói "mọi sự được tạo dựng bởi Đấng Christ". Việc này phù hợp với niềm tin của họ khi cho rằng Đấng Christ là một vật thọ tạo, họ tin như vậy bởi họ không công nhận Đức Chúa Trời Ba Ngôi.

Phổ biến nhất trong tất cả các phiên bản xuyên tạc của Bản Dịch Thế Giới Mới đó là câu Kinh Thánh Giăng 1:1. Văn bản gốc tiếng Hy Lạp đọc là "Ngôi Lời là Đức Chúa Trời". Bản Dịch Thế Giới Mới chuyển ngữ thành "lời là một vị thần." Đây là vấn đề của việc đưa định kiến thần học của một người vào trong văn bản, thay vì để văn bản tự nói lên ý nghĩa của nó. Trong tiếng Hy Lạp, không có mạo từ không xác định (trong tiếng Anh là "a" hoặc "an"). Vì thế bất kì việc sử dụng một mạo từ không xác định nào trong bản dịch Tiếng Anh đều là do dịch giả thêm vào. Việc thêm mạo từ này có thể chấp nhận được về mặt ngữ pháp Tiếng Anh, miễn là không làm thay đổi ý nghĩa của văn bản.

Có một cách giải thích hoàn toàn hợp lý cho lý do tại sao theos không có mạo từ xác định trong Giăng 1:1 và tại sao Bản Dịch Thế Giới Mới lại dịch sai ý nghĩa câu Kinh Thánh đó. Có ba qui tắc chung chúng ta cần biết để hiểu lý do tại sao.

1. Trong tiếng Hy Lạp, trật tự của từ không quyết định cách sử dụng của từ giống như trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh, một câu được sắp xếp theo cấu trúc của trật từ từ: Chủ ngữ — Vị ngữ — Tân ngữ. vì thế, "Harry gọi con chó" không giống với "Con chó gọi Harry". Nhưng trong tiếng Hy Lạp, chức năng của một từ sẽ quyết định bởi cách dùng loại danh từ tùy vào vị trí ngữ pháp trong câu văn (case) khi thêm chữ ở cuối từ gốc. Trong Giăng 1:1, có 2 cách dùng có thể thêm ở cuối từ gốc theo… một là thêm chữ "s" (theos), cách dùng khác là thêm chữ "n" (theon). Nếu kết thúc từ là chữ "s" thường sẽ được xác định danh từ đó là chủ ngữ ở trong câu, trong khi kết thúc là chữ "n" thường xác định danh từ là tân ngữ trực tiếp.

2. Khi một danh từ có chức năng làm vị ngữ để giải thích chủ ngữ (predicate nominative), (trong Tiếng Anh một danh từ theo sau động từ "being" như là "is"), từ này phải phù hợp với danh từ mà nó đổi tên, để người đọc có thể biết từ nào là danh từ xác định. Chính vì vậy, theo phải có "s'' đứng ở cuối từ bởi vì nó đang đổi tên thành logos. Do đó, Giăng 1:1 chuyển sang: "kai theos en ho logos". Liệu theos là chủ ngữ, hay là logos? Cả hai từ đều kết thúc với "s". Câu trả lời được tìm thấy trong qui tắc tiếp theo.

3. Trong những trường hợp khi hai danh từ xuất hiện, cả hai đều có chung chữ kết thúc, tác giả thường thêm mạo từ xác định vào từ làm chủ ngữ để tránh gây nhầm lẫn. Giăng đã đặt mạo từ xác định vào chữ logos ("Ngôi Lời") thay vì vào chữ theos. Vì thế logos là chủ ngữ, và theos là vị danh từ giải thích chủ ngữ (predicate nominative). Trong tiếng Anh, việc này khiến Giăng 1:1 được đọc là: "và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời" (thay vì "và Chúa là lời").

Bằng chứng rõ ràng nhất trong xu hướng của Hiệp Hội Tháp Canh đó là tính không nhất quán trong kỹ thuật dịch của họ. Trong suốt Phúc Âm Giăng, từ Hy Lạp theon thường xuất hiện không có mạo từ xác định. Bản dịch Thế Giới Mới không chuyển ngữ từ này là "một vị thần". Thậm chí, trong Giăng 1:18 thể hiện việc dịch thiếu nhất quán hơn, Bản dịch Thế Giới Mới dịch cùng một thuật ngữ giống nhau lúc thì là "Đức Chúa Trời", lúc lại là "vị thần" trong cùng một câu.

Hẳn là Hiệp Hội Tháp Canh không có một nền tảng văn bản gốc nào cho việc dịch của họ — chỉ theo định kiến thần học riêng của họ mà thôi. Trong khi những nhà bảo vệ Bản Dịch Thế Giới Mới có vẻ như thành công trong việc cho thấy rằng họ đã dịch đúng Giăng 1:1, họ không thể chứng minh được đó là một bản dịch hợp lý. Họ cũng không lý giải được việc Bản Dịch Thế Giới Mới không thể dịch những cụm từ y hệt nhau trong Tiếng Hy Lạp ở những câu khác nhau trong Phúc Âm Giăng thống nhất trong cùng một cách dịch. Sự chối bỏ thần tính của Đấng Christ mang tính chất dị giáo và đầy định kiến buộc Hiệp Hội Tháp Canh phải dịch văn bản Hy Lạp theo một cách không nhất quán. Do vậy họ cho phép dịch sai để làm hợp pháp một số điều cho những ai không biết sự thật.

Chính những định kiến trong niềm tin mang tính chất dị giáo của Hiệp Hội Tháp Canh đã đứng đằng sau bản dịch không trung thực và không nhất quán — Bản Dịch Thế Giới Mới. Bản Dịch Thế Giới Mới chắc chắn không thể là bản dịch Kinh Thánh hợp lệ. Thực tế, có những sự khác biệt nhỏ giữa tất cả các bản dịch chính của Kinh Thánh tiếng Anh. Không có bản dịch Tiếng Anh nào là hoàn hảo. Khác với việc các dịch giả Kinh Thánh khác nhau mắc một số lỗi nhỏ trong việc chuyển ngữ Kinh Thánh từ tiếng Hê-bơ-rơ và Hy Lạp sang tiếng Anh; Bản Dịch Thế Giới Mới lại cố tình thay đổi bản dịch để phù hợp với quan điểm thần học của Chứng Nhân Giê-hô-va. Bản dịch Thế Giới Mới là một bản dịch sai, không phải phiên bản của Kinh Thánh.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Liệu Bản Dịch Thế Giới Mới có phải là một phiên bản Kinh Thánh hợp lệ không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries