settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh có nói Chúa Giê-xu là thần không?

Trả lời


Ngoài những khẳng định cụ thể của Chúa Giê-xu về chính Ngài, các môn đồ của Chúa Giê-xu cũng thừa nhận thần tính của Ngài. Họ đã khẳng định rằng Chúa Giê-xu có quyền tha tội – điều mà chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền làm vì cớ Đức Chúa Trời là Đấng không bị tội lỗi xúc phạm. (Công vụ các sứ đồ 5:31; Cô-lô-se 3:13; xem thêm Thi Thiên 130:4; Giê-rê-mi 31:34). Tương tự với khẳng định trên, Kinh Thánh nói là Chúa Giê-xu là Đấng sẽ “phán xét người sống và kẻ chết” (II Ti-mô-thê 4:1) Thô-ma kêu lớn về Chúa Giê-xu: “ Lạy Chúa là Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28) Phao-lô gọi Chúa Giê-xu: Đức Chúa Trời lớn và Cứu-Chúa chúng ta, là Đức Chúa Giê-xu Christ” (Tít 2:13) và chỉ ra rằng trước khi nhập thể, Chúa Giê-xu đã hiện hữu trong “hình Đức Chúa Trời” (Phi-líp 2:5-8). Tác giả của thư tín Hê-bơ-rơ đã nói về Chúa Giê-xu: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia,” (Hê-bơ-rơ 1:8) Giăng tuyên bố: “Ban đầu có ngôi lời, ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và ngôi lời (Chúa Giê-xu) là Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:1). Những phân đoạn Kinh Thánh dạy về thần tính của Đấng Christ còn rất nhiều. (Xem trong Khải Huyền 1:17; 2:8; 22:13; I Cô-rinh-tô 10:4; I Phi-e-rơ 2:6–8; Thi Thiên 18:2; 95:1; I Phi-e-rơ 5:4; Hê-bơ-rơ 13:20), chỉ cần một trong những câu Kinh Thánh trên đã đủ cho thấy thần tính của Chúa Giê-xu được công nhận bởi những người theo Ngài.


Chúa Giê-xu cũng được ban cho danh hiệu độc nhất là Đức Giê-hô-va (Danh xưng quen thuộc của Đức Chúa Trời) trong Cựu Ước. Danh xưng “Đấng Cứu Chuộc” trong Cựu Ước (Thi Thiên 130:7, Ô-sê 13:14) được dùng cho Chúa Giê-xu trong Tân Ước (Tít 2:13; Khải Huyền 5:9) Chúa Giê-xu được gọi là Em-ma-nu-ên - Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta - trong Ma-thi-ơ 1. Trong Xa-cha-ri 12:10 Đức Giê-hô-va nói rằng: “Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm.” Nhưng trong Tân Ước, câu này nói về việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh (Giăng 19:37; Khải Huyền 1:7). Nếu chính Đức Giê-hô-va là Đấng mà “Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm” và chính Chúa Giê-xu là Đấng bị đâm và nhìn xem, thì Chúa Giê-xu là Đức Giê-hô-va. Theo diễn giải của Phao-lô về phân đoạn Kinh Thánh Ê-Sai 45:22–23, thì phân đoạn đó là nói về Chúa Giê-xu trong Phi-líp 2:10-11. Hơn nữa, danh Giê-xu được đặt bên cạnh lời cầu nguyện trong danh Đức Giê-hô-va: “ Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, là Chúa chúng ta.” (Ga-la-ti 1:3; Ê-phê-sô 1:2) Nếu Đấng Christ không phải là Đức Chúa Trời, thì điều này là một sự phạm thượng. Trong mạng lệnh làm báp têm của Chúa Giê-xu, danh xưng Chúa Giê-xu đi cùng với danh xưng Đức Giê-hô-va: “Nhân danh (số ít) Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh.” (Ma-thi-ơ 28:19; cũng xem II Cô-rinh-tô 13:14).

Những công trình mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể hoàn thành đều được tín nhiệm nới Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu không những khiến người chết sống lại (Giăng 5:21; 11:38–44) và tha thứ tội (Công vụ 5:31; 13:38), nhưng chính Ngài đã tạo nên và bảo toàn vũ trụ (Giăng 1:2; Cô-lô-se 1:16-17). Điểm này làm cho thuyết phục nhiều hơn khi người ta xem xét Đức Giê-hô-va nói rằng Ngài là Đấng duy nhất trong thời gian sáng tạo (Ê-sai 44:24) Hơn nữa, Chúa Giê-xu sở hữu thuộc tính chỉ Đức Chúa Trời mới có: Đời đời (Giăng 8:58) Toàn tại (Ma-thi-ơ 18:20, 28:20) Toàn tri (Ma-thi-ơ 16:21) Toàn năng (Giăng 11:38-44).

Khẳng định mình là Đức Chúa Trời hoặc lừa gạt người ta tin vào điều đó là một chuyện, nhưng chứng mình những gì mình khẳng định là chuyện hoàn toàn khác. Và Chúa Giê-xu chứng minh Ngài là Đức Chúa Trời bằng nhiều phép lạ, một số phép lạ của Chúa Giê-xu là hóa nước thành rượu (Giăng 2:7), đi bộ trên mặt nước (Ma-thi-ơ 14:25), hóa bánh cho nhiều người ăn (Giăng 6:11), làm sáng mắt người mù (Giăng 9:7), khiến người què đi được (Mác 2:3), chữa lành nhiều người bệnh (Ma-thi-ơ 9:35; Mác 1:40–42) và ngay khiến người chết sống lại (Giăng 11:43–44; Lu-ca 7:11–15; Mác 5:35). Hơn nữa, chính Ngài sống lại sau khi chết. Khác xa với những thần chết đi và sống lại của thần thoại ngoại giáo. Không tôn giáo nào coi sự phục sinh là vấn đề quan trọng. Không có tuyên bố nào nhận được sự xác nhận từ nhiều nguồn tài liệu bên ngoài Kinh Thánh như Sự Phục sinh của Chúa Giê-xu.

Có ít nhất mười hai sự kiện về Chúa Giê-xu mà những học giả không theo Cơ Đốc giáo cũng thừa nhận:

1. Đức Chúa Giê-xu đã chết bởi sự đóng đinh.
2. Chúa Giê-xu đã bị chôn.
3. Sự chết của Ngài đã gây cho các môn đồ sự tuyệt vọng và mất hi vọng.
4. Ngôi mộ của Chúa được phát hiện (hoặc là được tuyên bố đã phát hiện ra) là trống rỗng một vài ngày sau khi chôn.
5. Những môn đồ đã quả quyết họ gặp Chúa hiện ra sau khi Ngài sống lại.
6. Sau sự kiện này, các môn đồ đã được biến đổi từ những người nghi ngờ trở thành người có niềm tin quả quyết.
7. Sứ điệp Phục sinh trở thành trung tâm của việc truyền giảng của Hội thánh đầu tiên.
8. Sứ điệp này đã được truyền giảng tại Giê-ru-sa-lem, nơi có ngôi mộ của Chúa.
9. Kết quả của việc truyền giảng là Hội Thánh đã được hình thành và phát triển.
10. Ngày Phục sinh, ngày Chủ nhật, được Hội Thánh dùng làm ngày thờ phượng chính thay vì ngày Sa Bát (Ngày thứ Bảy).
11. Gia Cơ, một người hoài nghi đã cải đạo vì ông tin mình đã thấy Chúa Giê-xu phục sinh.
12. Phao-lô, kẻ thù của Cơ Đốc giáo, đã cải đạo vì một kinh nghiệm mà ông tin rằng đã thấy Chúa phục sinh hiện ra.

Thậm chí nếu ai đó phản đối những bằng chứng cụ thể kể trên, thì chỉ cần một vài bằng chứng trong danh sách kể trên cũng đã đủ để chứng minh sự phục sinh và hình thành nên Phúc âm: Sự chết, sự chôn, sự sống lại và sự hiện ra của Chúa Giê-xu (I Cô-rinh-tô 15:1-5). Mặc dù có thể có nhiều lý thuyết giải thích được một hoặc hai sự kiện ở trên thì chỉ có sự phục sinh giải thích và bao hàm tất cả những sự kiện đó. Những nhà phê bình cũng thừa nhận các môn đồ khẳng định họ nhìn thấy Chúa phục sinh. Hoặc là họ nói dối hoặc là do ảo giác, nhưng những điều đó có làm thay đổi con người như cách của sự phục sinh đã làm. Trước hết, làm vậy họ được lợi ích gì? Cơ Đốc giáo lúc ấy chưa phổ biến chắc chắn không làm cho họ trở nên giàu có. Điều thứ hai, những người nói dối không bao giờ trở thành người dàm chết vì đạo. Sự Phục sinh của Chúa Giê-xu là lời giải thích thỏa đáng nhất cho lòng tự nguyện chết bằng những cái chết khủng khiếp cho niềm tin của các môn đồ. Đúng là có nhiều người chết vì sự dối trá mà họ nghĩ là thật. Nhưng không một người nào chết cho một việc mà họ biết rõ là không có thật.

Như vậy có thể kết luận, Đấng Christ đã công bố Ngài là Đức Giê-hô-va, Ngài là thần (Không phải là “một vị thần” – mà là Đức Chúa Trời chân thật). Những môn đồ của Ngài (Những người Do Thái kinh sợ việc thờ thần tượng) đã tin Ngài và nhìn nhận Ngài là Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu đã chứng minh lời tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời qua những phép lạ bao gồm sự phục sinh làm thay đổi thế giới. Không có một giả thiết nào khác có thể giải thích những sự kiện này. Nên, Kinh Thánh khẳng định Chúa Giê-xu là thần.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh có nói Chúa Giê-xu là thần không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries