settings icon
share icon
Câu hỏi

Sự cất lên sẽ xảy ra trước hay sau thời kỳ đại nạn?

Trả lời


Sự cất lên sẽ xảy ra khi nào trong mối liên hệ đến thời kỳ đại nạn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất đối với hội thánh hôm nay. Có ba lập trường chính là tiền đại nạn (sự cất lên diễn ra trước kỳ đại nạn), trung đại nạn (sự cất lên diễn ra vào giữa thời kỳ đại nạn), và hậu đại nạn (sự cất lên diễn ra sau khi thời kỳ đại nạn đã kết thúc). Quan điểm thứ 4 là trước cơn thịnh nộ, là quan điểm tương tự, nhưng có chút khác biệt, với quan điểm trung đại nạn.

Đầu tiên, hiểu được mục đích của thời kỳ đại nạn là việc quan trọng. Theo Đa-ni-ên 9:27, sẽ có thời kỳ gọi là "tuần lễ thứ 70", và nó vẫn chưa xảy ra. Lời tiên tri của ông Đa-ni-ên về thời kỳ Bảy mười tuần lễ (Đa-ni-ên 9:20-27) là nói về quốc gia Y-xơ-ra-ên ("dân ngươi và thành thánh ngươi" (9:24). Nên Bảy mươi tuần lễ là khoảng thời gian mà Chúa sẽ dành sự tập trung vào Y-xơ-ra-ên. Tuần lễ thứ 70, thời kỳ đại nạn, cũng là khoảng thời gian mà Chúa sẽ cụ thể hành động trên Y-xơ-ra-ên. Mặc dù điều này không có nghĩa là hội thánh sẽ vắng mặt, nhưng nó khiến chúng ta đặt câu hỏi là tại sao hội thánh lại phải ở trên đất trong khi thời kỳ đó diễn ra.

Câu Kinh Thánh chính nói về sự cất lên là 1 Thê-sa-lô-ni-ca 4:13-18. Câu Kinh Thánh này nói rằng tất cả những người tin Chúa còn sống, cùng với những người tin Chúa đã chết, sẽ gặp Chúa Giê-xu trên không trung và sẽ ở cùng với Chúa đời đời. Sự cất lên là việc Chúa sẽ di chuyển dân sự của Ngài khỏi trái đất. Một vài câu Kinh Thánh kế tiếp nói rằng, trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9, Phao-lô nói, ""Vì Đức Chúa Trời không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ, nhưng cho hưởng sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta," Khải Huyền, sách này chủ yếu nói về thời kỳ đại nạn, là thông điệp tiên tri về việc Chúa sẽ đổ cơn thịnh nộ của Ngài trên đất trong thời kỳ đại nạn. Dường như sẽ là mâu thuẫn nếu như Chúa hứa với tất cả người tin Chúa rằng họ sẽ không phải chịu cơn thịnh nộ của Ngài nhưng lại để họ ở trên đất này để trải qua cơn thịnh nộ trong thời kỳ đại nạn. Thực tế là việc Chúa hứa sẽ giải cứu dân sự của Ngài khỏi cơn thịnh nộ sau khi đã hứa là sẽ di chuyển họ khỏi trái đất khiến cho hai sự kiện này dường như có liên quan đến nhau.

Một phân đoạn Kinh Thánh quan trọng khác về thời điểm cất lên là Khải Huyền 3:10, ở đây Đấng Christ hứa sẽ giải cứu tất cả những người tín Chúa khỏi "giờ thử thách" sẽ xảy ra trên đất. Nó có thể có hai ý nghĩa. Một là Đấng Christ sẽ bảo vệ người tin Chúa trong kỳ thử thách, hoặc là giải cứu họ ra khỏi kỳ thử thách. Cả hai cách giải nghĩa này đều đúng nguyên ngữ Hy Lạp được dịch là "khỏi."

Tuy nhiên, chúng ta phải để ý xem là người tin Chúa được hứa là sẽ được giải cứu khỏi điều gì. Nó không chỉ là "thử thách", nhưng mà là "giờ thử thách". Chúa hứa là sẽ giải cứu người tin Chúa khỏi một thời kỳ mà có sự thử thách, nghĩa là thời kỳ đại nạn. Mục đích của thời kỳ đại nạn, mục đích của sự cất lên, ý nghĩa của 1 Thê-sa-lô-ni-ca 5:9, và sự giải nghĩa của Khải Huyền 3:10 đều ủng hộ quan điểm tiền đại nạn. Nếu chúng ta giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa đen và nhất quán, thì quan điểm tiền đại nạn là quan điểm sát với Kinh Thánh nhất.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sự cất lên sẽ xảy ra trước hay sau thời kỳ đại nạn?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries