settings icon
share icon
Câu hỏi

Giá trị của việc có một gia đình hội thánh là gì?

Trả lời


Có giá trị gì để trở nên giống như gia đình đối với các tín hữu khác? Công vụ 2:42 có thể được xem là một tuyên bố cơ bản về hoạt động của hội thánh tiêu biểu: "Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện". Kinh thánh đặt tầm quan trọng vào đơn vị gia đình hội thánh vì những lý do sau:

Chúng ta cùng nhau học Lời Chúa — Một gia đình hội thánh cung cấp giáo lý Kinh Thánh nhất quán. Điều này thường thể hiện qua các nhóm nhỏ, nghiên cứu Kinh Thánh, giảng dạy từ mục sư, các bài học ở trường Chúa nhật, v.v. Gia đình hội thánh được kêu gọi để cùng nhau phát triển tâm linh, thúc đẩy lẫn nhau. 2 Ti-mô-thê 3:16 nói, "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình".

Chúng ta cùng nhau tôn vinh Chúa qua sự thờ phượng — Có một yếu tố hiệp nhất khi các tín hữu thờ phượng Chúa cùng nhau, cho dù đó là thông qua âm nhạc hay rao giảng hay phục vụ. Thi thiên 34:3 nhấn mạnh lời kêu gọi thờ phượng tập thể: "Hãy cùng tôi tôn trọng Đức Giê-hô-va, chúng ta hãy cùng nhau tôn cao danh của Ngài."

Chúng ta tìm thấy trách nhiệm – Hội thánh cung cấp một khuôn khổ thực tế cho trách nhiệm. Một khi mối liên hệ phát triển và tình bạn hình thành, sẽ có người khích lệ bạn, quở trách bạn khi cần thiết và vui mừng với bạn. Châm ngôn 27:17 nói, "Như sắt làm cho sắt bén nhọn thể nào, người làm cho người bén nhọn cũng thể ấy". Việc chịu trách nhiệm rất quan trọng trong cuộc chiến để vượt qua tội lỗi, và gia đình hội thánh là một nơi tuyệt vời để tìm một ai đó cùng cầu nguyện, nói chuyện và tâm sự.

Chúng ta tìm thấy sự hỗ trợ trong sự thử thách — Khi những hoạn nạn đến, một hệ thống hỗ trợ là rất quan trọng. Khi cần, bạn sẽ muốn anh chị em của mình trong Đấng Christ nâng đỡ bạn trong sự cầu nguyện và hỗ trợ các nhu cầu thiết thực như bữa ăn, dọn dẹp và chăm sóc trẻ em. Ga-la-ti 6:2 khích lệ chúng ta "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ."

Chúng ta có được cơ hội phục vụ — Chúng ta không chỉ nhận được hỗ trợ trong hội thánh; chúng ta cũng cho ra. Sự kêu gọi của bạn trong hội thánh là để dự phần, chứ không chỉ để nhận. Khi chúng ta ở trong mối tương giao chặt chẽ với các tín hữu khác, chúng ta biết khi nào họ cần sự hỗ trợ và cầu nguyện. Chúng ta có thể đi đến và giúp đỡ theo những cách thiết thực. Ê-phê-sô 6:7 nói, "Hãy đem lòng yêu mến mà hầu việc, cũng như hầu việc Chúa, chẳng phải như hầu việc người ta".

Chúng ta môn đệ hoá — Sẽ đến lúc chúng ta cần học cách cho ăn, không phải chỉ được ăn (Hê-bơ-rơ 5:12). Chúng ta có thể truyền giáo, dạy dỗ, khích lệ và "môn đệ hoá" gia đình hội thánh của chúng ta. "Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. (Ma-thi-ơ 28: 18-20).

Trong thời đại mà văn hóa ngày càng thế tục, sự đảm bảo trong một gia đình với những tín hữu có cùng chí hướng. Những anh chị em này có thể khích lệ bạn trong hành trình đức tin của bạn, trả lời các câu hỏi của bạn về các vấn đề tâm linh và là chỗ dựa trong những lúc khó khăn. Gia đình hội thánh cũng có thể cho bạn cơ hội phục vụ và môn đồ hoá người khác. "Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy" (Hê-bơ-rơ 10:24-25).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Giá trị của việc có một gia đình hội thánh là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries