settings icon
share icon
Câu hỏi

Đức Chúa Trời toàn tại nghĩa là gì?

Trả lời


Tiền tố omni (tiếng Anh) xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là “tất cả”. Do vậy, nói rằng Đức Chúa Trời toàn tại là nói rằng Đức Chúa Trời có mặt ở khắp mọi nơi. Trong nhiều tôn giáo, Đức Chúa Trời được xem là toàn tại, trong khi trong cả Do Thái Giáo lẫn Cơ Đốc Giáo, quan điểm này được chia ra nhỏ hơn thành tính siêu việt và tính nội tại của Đức Chúa Trời. Mặc dầu Đức Chúa Trời không hoàn toàn đắm mình trong cấu trúc của muôn vật (phiếm thần thuyết), Ngài hiện diện mọi nơi ở mọi lúc.

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời là liên tục suốt cõi tạo vật, mặc dầu nó có thể không được bày tỏ cùng một cách giống nhau ở cùng một thời điểm đối với con người ở khắp mọi nơi. Đôi khi, Ngài có thể tích cực hiện diện trong một hoàn cảnh khác ở một khu vực khác nào đó. Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời có thể vừa hiện diện đối với một người theo một cách rõ ràng (Thi Thiên 46:1; Ê-sai 57:15) vừa hiện diện trong mọi tình huống trong cả cõi tạo vật ở bất cứ thời điểm nào (Thi Thiên 33:13-14). Sự toàn tại là phương pháp hiện diện khắp các khoảng không gian và thời gian của Đức Chúa Trời. Mặc dầu Đức Chúa Trời là có mặt trong toàn cõi không-thời-gian (ở mọi lúc và mọi nơi) Đức Chúa Trời không bị giới hạn một cách cục bộ đối với bất cứ thời gian hay không gian nào. Đức Chúa Trời là ở mọi nơi và ở mọi thời điểm. Không phân tử hay nguyên tử nào quá nhỏ đến nỗi Đức Chúa Trời không hiện diện hoàn toàn đối với nó, và không dải ngân hà nào quá to lớn đến nỗi Đức Chúa Trời không bao quanh nó. Nhưng nếu giả sử chúng ta loại bỏ muôn vật, Đức Chúa Trời vẫn sẽ biết điều đó, vì Ngài biết tất cả mọi khả năng có thể xảy ra, dù chúng là có thật hay không.

Đức Chúa Trời hiện diện một cách tự nhiên trong mọi phương diện của trật tự tự nhiên của vạn vật, trong mọi cách, thời gian và không gian (Ê-sai 40:12; Na-hum 1:3). Đức Chúa Trời hiện diện một cách tích cực theo một cách khác trong mọi sự kiện trong lịch sử như sự hướng dẫn quan phòng cho các vấn đề con người (Thi Thiên 48:7; 2 Sử Ký 20:37; Đa-ni-ên 5:5-6). Đức Chúa Trời God theo một cách đặc biệt hiện diện cách có lưu tâm đối với những ai kêu cầu Danh Ngài, những ai cầu thay cho những người khác, những ai kính mến Chúa, những ai thỉnh cầu, và những ai cầu nguyện cách sốt sắng hết lòng cầu xin sự tha thứ (Thi Thiên 46:1). Cao nhất, Ngài hiện diện trong thân vị của Con Ngài, là Chúa Giê-xu Cơ Đốc (Cô-lô-se 2:19), và hiện diện cách huyền nhiệm trong hội thánh hoàn vũ bao trùm địa cầu và các cửa âm phủ sẽ không thắng nổi hội đó.

Đúng như sự biết hết mọi điều (toàn tri) của Đức Chúa Trời phải chịu những điều bề ngoài có vẻ nghịch lý do những giới hạn của tâm trí con người, thì sự hiện diện khắp mọi nơi (toàn tại) của Đức Chúa Trời cũng vậy. Một trong những nghịch lý này là quan trọng: sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong địa ngục, là nơi mà kẻ ác chết sẽ vào đó và chịu cơn thịnh nộ bất tận và không giới hạn của Đức Chúa Trời bởi vì tội lỗi của họ. Nhiều người tranh cãi rằng địa ngục là một chỗ phân cách với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 25:41) và nếu như vậy, thì người ta không thể nói rằng Đức Chúa Trời ở một chỗ bị phân cách với Ngài. Tuy nhiên, kẻ ác trong địa ngục phải chịu cơn giận đời đời của Ngài, vì Khải Huyền 14:10 nói về sự giày vò đau khổ của kẻ ác trong sự hiện diện của Chiên Con. Việc Đức Chúa Trời hiện diện ở một nơi mà kẻ ác khi chết sẽ vào đó thật sự gây ra một sự kinh hoàng khiếp đảm nào đó. Tuy nhiên, nghịch lý này có thể giải thích bởi thực tế rằng Đức Chúa Trời có thể hiện diện—bởi vì Ngài làm đẫy dẫy muôn vật bởi sự hiện diện của Ngài (Cô-lô-se 1:17) và giữ vững muôn vật bởi lời quyền năng của Ngài (Hê-bơ-rơ 1:3)—nhưng Ngài không nhất thiết ở mọi nơi để chúc phước.

Đúng như Đức Chúa Trời đôi khi lìa khỏi con cái Ngài bởi tội lỗi (Ê-sai 52:9), và Ngài ở xa kẻ ác (Châm Ngôn 15:29) và ra lệnh cho những con người không tin kính của cõi tối tăm ở tận cùng của thời gian phải đến một nơi trừng phạt đời đời, Đức Chúa Trời vẫn ở đó giữa họ. Ngài biết những gì những linh hồn này, là những người bấy giờ ở trong địa ngục, phải chịu; Ngài biết nỗi khổ não của họ, những tiếng kêu xin nghỉ ngơi của họ, nước mắt và nỗi buồn của họ về tình trạng đời đời mà họ thấy chính mình ở trong đó. Ngài ở đó trong mọi phương diện như một lời nhắc nhở không ngừng cho họ về tội lỗi của họ, thứ tạo nên một vực thẳm phân cách với mọi phước lành mà nếu xảy ra cách khác đi thì có thể đã được ban cho. Ngài ở đó trong mọi cách, nhưng Ngài không thể hiện thuộc tính nào ngoài cơn thạnh nộ của Ngài.

Cũng giống như vậy, Ngài cũng sẽ ở trên thiên đàng, bày tỏ mọi phước lành mà chúng ta thậm chí không thể nào bắt đầu hiểu được ở đây; Ngài sẽ ở đó bày tỏ phước lành nhiều vẻ của Ngài, tình yêu thương nhiều vẻ của Ngài, và lòng nhân từ nhiều vẻ của Ngài—quả thật, mọi điều ngoại trừ cơn thạnh nộ của Ngài. Sự hiện diện khắp mọi nơi (toàn tại) của Đức Chúa Trời sẽ dùng để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể trốn khỏi Chúa khi chúng ta phạm tội (Thi Thiên 139:11-12), nhưng chúng ta có thể quay trở lại với Đức Chúa Trời trong sự ăn năn và trong đức tin mà không phải cử động (Ê-sai 57:16). English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Chúa Trời toàn tại nghĩa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries