settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao Chúa Giê-xu dạy dỗ bằng ngụ ngôn?

Trả lời


Người ta nói ngụ ngôn là một câu chuyện trên đất mang theo ý nghĩa từ thiên đàng. Chúa Giê-xu thường dùng ngụ ngôn để minh họa những lẽ thật uyên thâm và thánh thiện. Những câu chuyện như vậy thường dễ nhớ, có nhân vật nổi bật và các biểu tượng giàu ý nghĩa. Ngụ ngôn là hình thức dạy dỗ phổ biến trong đạo Do Thái. Trước mỗi dấu mốc trong chức vụ, Chúa Giê-xu sử dụng những thứ quen thuộc với mọi người để so sánh (muối, bánh mì, cừu, v.v.), và ý nghĩa của chúng khá rõ ràng trong bối cảnh Ngài dạy. Ngụ ngôn cần nhiều sự giải thích hơn, và đến một thời điểm trong chức vụ, Chúa Giê-xu bắt đầu chỉ sử dụng ngụ ngôn mà thôi.

Câu hỏi là, sao Chúa Giê-xu lại để nhiều người băn khoăn về ý nghĩa của các ngụ ngôn Ngài dạy? Câu chuyện ngụ ngôn đầu tiên của Ngài là về hạt giống và đất. Trước khi giải nghĩa ngụ ngôn này, Ngài tách môn đồ ra khỏi đám đông. Họ nói với Ngài, “Sao Thầy dùng ẩn dụ để nói với họ?” Chúa Giê-xu trả lời, “Các con đã được ban cho sự hiểu biết về những mầu nhiệm của vương quốc thiên đàng, còn họ thì không được ban cho. Vì ai có sẽ được cho thêm để được dư dật, còn ai không có sẽ bị cất luôn điều chính mình đang có nữa. Bởi vậy, Ta dùng ẩn dụ để nói với họ, vì họ xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe, không hiểu. Họ đã làm cho lời tiên tri của Ê-sai được ứng nghiệm:.”

‘‘Các ngươi lắng nghe, nhưng không hiểu; đưa mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân nầy chai lì; tai đã nặng, mắt đã nhắm, sợ rằng mắt thấy được, tai nghe được, lòng hiểu được, họ tự hối cải, và Ta sẽ chữa lành chăng.’ Nhưng phước cho mắt các con vì thấy được; phước cho tai các con vì nghe được! Thật, Ta bảo các con, có nhiều nhà tiên tri, nhiều người công chính mơ ước thấy điều các con thấy nhưng không được thấy; ao ước nghe điều các con nghe mà chẳng được nghe." (Ma-thi-ơ 13:10-17).

Từ thời điểm này trong chức vụ, khi dùng ngụ ngôn để dạy dỗ, Chúa chỉ giải thích cho các môn đồ mà thôi. Nhưng ai cứ liên tục khước từ thông điệp của Ngài bị rơi vào sự mù lòa thuộc linh, băn khoăn về ý nghĩa Ngài nói. Ngài phân biệt rõ những ai được cho “tai để nghe” và những kẻ cứ tiếp tục không tin – dù có nghe nhưng không thực sự hiểu và “học hoài mà không bao giờ nhận biết chân lý” (2 Ti-mô-thê 3:7). Các sứ đồ đã được ban cho ân tứ phân biệt thuộc linh để hiểu rõ những điều về Thánh Linh. Vì họ đã nhận lẽ thật từ Chúa Giê-xu, họ được ban thêm lẽ thật. Điều này vẫn đúng với những người tin Chúa ngày nay, những người đã được ban cho ân tứ của Đức Thánh Linh, Đấng dẫn dắt chúng ta đến với sự thật (Giăng 16:13). Ngài đã mở mắt chúng ta để thấy ánh sáng lẽ thật và tai chúng ta để nghe lời ngọt ngào vĩnh cửu.

Chúa Giê-xu của chúng ta hiểu rằng lẽ thật không dễ nghe. Nói đơn giản là, có những người không hứng thú và trân trọng những điều sâu sắc đến từ Chúa. Vậy nên tại sao Chúa lại phán bằng ngụ ngôn? Với những ai thực lòng khao khát Chúa, ngụ ngôn là phương tiện vừa hiệu quả vừa dễ nhớ để truyền tải lẽ thật thánh. Ngụ ngôn của Chúa chỉ có vài từ chúng ta mang lại rất nhiều lẽ thật, vừa giàu hình ảnh, lại khó quên. Vậy nên, ngụ ngôn là ơn phước cho ai muốn nghe. Nhưng với ai có tấm lòng chai cứng và tai chậm nghe, ngụ ngôn như một bản tuyên án.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Chúa Giê-xu dạy dỗ bằng ngụ ngôn?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries