settings icon
share icon

Sách Gióp

Tác giả: Sách Gióp không nêu rõ tác giả, nhưng nhiều khả năng có thể là Gióp, Ê-li-hu, Môi-se hoặc Sa-lô-môn.

Thời gian viết: Thời gian viết sách Gióp phụ thuộc vào vào tác giả. Nếu Môi-se là tác giả, thời gian viết sẽ vào khoảng 1440 năm TCN. Nếu Sa-lô-môn là tác giả, thời điểm đó vào khoảng năm 950 TCN. Vì chúng ta không biết rõ tác giả nên cũng không xác định được thời gian viết.

Mục đích viết: Sách Gióp giúp chúng ta hiểu những điều sau: Satan không thể hủy hoại tài sản và thân thể chúng ta trừ khi Chúa cho phép. Chúa có quyền cho phép Satan làm hoặc không làm điều gì. Con người không có khả năng để trả lời câu hỏi “tại sao” cho mọi nỗi đau trên thế giới. Kẻ ác sẽ gặp hậu quả xứng đáng. Chúng ta không thể cứ luôn luôn đổ lỗi cho sự đau khổ và tội lỗi trong lối sống của mình. Đôi khi Chúa để cho đau khổ xảy ra để tẩy sạch, thử thách, dạy dỗ và làm linh hồn chúng ta mạnh mẽ hơn. Chúa luôn là đủ, Ngài đòi hỏi chúng ta yêu Ngài và xứng đáng nhận được tình yêu đó trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Những câu Kinh thánh then chốt:

Gióp 1:1, "Tại xứ Út-xơ có một người tên là Gióp. Ông là một người trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và tránh xa điều ác."

Gióp 1:21, “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, tôi cũng sẽ trần truồng trở về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng chúc tụng danh Đức Giê-hô-va!”

Gióp 38:1-2, “Bấy giờ, từ giữa cơn lốc Đức Chúa Trời đáp lời Gióp: ‘Kẻ nầy là ai mà dám dùng lời lẽ thiếu hiểu biết làm mờ ám kế hoạch Ta?’.”

Gióp 42:5-6, "Trước đây tai con có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ mắt con đã thấy Ngài; vì vậy, con ghê tởm chính mình, và ăn năn trong tro bụi.”

Tóm tắt ngắn gọn: Sách Gióp bắt đầu với cảnh thiên đàng. Satan đến và buộc tội Gióp trước mặt Đức Chúa Trời. Hắn khẳng định rằng Gióp chỉ phục vụ Chúa vì Chúa bảo vệ ông và xin phép Chúa cho thử đức tin và lòng trung thành của Gióp. Chúa cho phép Satan làm vậy nhưng có đặt giới hạn. Tại sao người công chính phải chịu khổ? Đây là câu hỏi Gióp đặt ra sau khi mất hết cả gia đình, của cải và sức khỏe. Ba người bạn của Gióp là Ê-li-pha, Bi-đát và Giô-pha đến để “an ủi” ông cũng như bàn luận về những bi kịch trong cuộc đời ông. Họ cho rằng sự đau khổ này đến là để trừng phạt những tội lỗi trong đời sống Gióp. Dù vậy, Gióp tin nơi Đức Chúa Trời dù trong cảnh hoạn nạn và tin chắc rằng đời sống mình không bị tội lỗi bao trùm. Người bạn thứ tư, Ê-li-hu, nói rằng Gióp cần khiêm nhường và chấp nhận sự thử thách của Chúa để thánh hóa đời sống ông.nCuối cùng, Gióp thắc mắc với Chúa và học được những bài học quí giá về thẩm quyền của Ngài và nhận ra ông cần phải tin Ngài trọn vẹn. Sau đó Gióp được ban phước lại sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng còn vượt hơn nhiều trước kia.

Những điềm báo: Trong khi Gióp đang băn khoăn tìm kiếm nguyên nhân của sự đau khổ trong cuộc đời mình, ông đặt ra ba câu hỏi mà chúng ta chỉ tìm được câu trả lời trong Chúa Giê-xu Christ. Ba câu hỏi này nằm trong đoạn 14. Trước tiên, trong câu 4, Gióp hỏi “Ai có thể lấy điều thanh sạch ra từ điều ô uế? Chẳng một ai!" Gióp hỏi câu này vì lòng ông nhận ra không ai có thể làm hài lòng Chúa trọn vẹn và không ai công chính trước mặt Chúa. Chúa là thánh khiết; chúng ta thì không. Vì vậy có một vực sâu ngăn cách con người và Chúa do tội lỗi gây ra. Nhưng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi đau đớn của Gióp trong Chúa Giê-xu. Ngài đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta, đổi lấy sự công chính của Ngài, khiến chúng ta đẹp lòng Chúa (Hê-bơ-rơ 10:14; Cô-lô-se 1:21-23; Cô-rinh-tô 5:17).

Câu hỏi thứ hai của Gióp: “Nhưng loài người chết thì nằm bất động, khi tắt hơi họ đến nơi nào?” (c. 10) bàn về sự vĩnh cửu và sự sống chết. Chỉ có câu trả lời trong Đấng Christ. Với Đấng Christ, câu trả lời cho câu hỏi “đến nơi nào?” là đời sống vĩnh cửu trên thiên đàng. Nếu không có Đấng Christ, câu trả lời sẽ là “nơi tối tăm” có “khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 25:30).

Câu hỏi thứ ba của Gióp trong câu 14, “Nếu loài người chết, họ có sống lại được không?" Một lần nữa câu trả liờ chỉ có trong Đấng Christ. Chúng ta sẽ sống lại nếu chúng ta ở trong Ngài. “Khi bản chất hay hư nát mặc lấy bản chất không hay hư nát, bản chất hay chết mặc lấy bản chất không hay chết thì lúc ấy sẽ ứng nghiệm lời đã chép: “Sự chết bị nuốt mất trong sự đắc thắng.’ ‘Hỡi sự chết, sự đắc thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?” (1 Cô-rinh-tô 15:54-55).

Áp dụng thực tiễn: Sách Gióp nhắc nhở chúng ta rằng luôn có sự “xung đột vũ trụ” diễn ra đằng sau những tình huống mà chúng ta không hề hay biết. Thường chúng ta tự hỏi tại sao Chúa lại để điều này điều kia xảy ra, và chúng ta thắc mắc hay nghi ngờ sự tốt lành của Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không biết hết mọi việc và không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Sách Gióp dạy chúng ta phải tin tưởng Chúa trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta phải tin Chúa KHI NÀO chúng ta không hiểu, nhưng cũng phải tin Chúa BỞI VÌ chúng ta không hiểu. Tác giả Thi Thiên nói với chúng ta “Còn Đức Chúa Trời, các đường lối Ngài là trọn vẹn” (Thi 18:30). Nếu đường lối Chúa là “trọn vẹn,” chúng ta có thể tin tưởng bất cứ điều gì Ngài làm – và những gì Ngài cho phép xảy ra – cũng là trọn vẹn. Điều này dường như không thể với chúng ta, nhưng tâm trí chúng ta không phải tâm trí Chúa. Đúng là chúng ta không thể hiểu hết tư tưởng của Ngài, như Ngài đã nhắc “Ý tưởng Ta không phải là ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải là đường lối Ta. Vì các tầng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, Ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” (Ê-sai 55:8-9). Dù vậy, chúng ta có trách nhiệm phải vâng lời Ngài, tin Ngài và vâng theo ý Ngài, bất chấp dù chúng ta có hiểu hay không.
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách Gióp
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries