settings icon
share icon

Sách II Sử ký

Tác giả: Sách II Sử ký không đề cập cụ thể tên tác giả. Truyền thống cho rằng sách I và II Sử ký được viết bởi Ê-xơ-ra.

Thời gian viết: Sách II Sử ký được viết khoảng giữa năm 450 và 425 trước Công Nguyên.

Mục đích viết: Nội dung sách I và II Sử ký hầu như giống với nội dung của sách I và II Sa-mu-ên và sách I và II Các vua. Sách I và II Sử ký tập trung nhiều hơn vào khía cạnh thầy tế lễ trong khoảng thời gian này. Về cơ bản, sách II Sử ký là một sự đánh giá về lịch sử tôn giáo của quốc gia.

Những câu Kinh thánh then chốt:

II Sử ký 2:1, “Vả, Sa-lô-môn định cất một cái đền cho danh Đức Giê-hô-va, và một cái cung cho nước mình.”

II Sử ký 29:1-3, “Ê-xê-chia được hai mươi lăm tuổi khi người lên ngôi làm vua; người cai trị hai mươi chín năm tại Giê-ru-sa-lem; mẹ người tên là A-bi-gia, con gái của Xa-cha-ri. Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, y theo mọi điều Đa-vít, tổ phụ người, đã làm. Tháng giêng năm đầu người trị vì, người mở các đền của Đức Giê-hô-va ra, và sửa sang lại.”

II Sử ký 36:14, “Những thầy tế lễ cả và dân sự đều theo những sự gớm ghiếc của các dân ngoại bang mà phạm tội lỗi nhiều quá đỗi, làm cho ô uế đền của Đức Giê-hô-va mà Ngài đã biệt riêng ra thánh tại Giê-ru-sa-lem.”

II Sử ký 36:23, “Si-ru, vua Phe-rơ-sơ (Ba-tư), nói như vầy: ‘Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và bảo ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giê-ru-sa-lem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người.’”

Tóm tắt ngắn gọn: Sách II Sử ký ghi chép lại lịch sử của Vương quốc phía Nam là Giu-đa, từ thời trị vì của vua Sa-lô-môn đến sự kết thúc tình trạng lưu đày ở Ba-by-lôn. Sự suy tàn của Giu-đa thật thất vọng, nhưng tầm quan trọng được nói đến ở đây là các nhà cải cách thuộc linh đã nhiệt tâm cố gắng giúp cho dân sự quay trở lại với Chúa. Một phần nhỏ nói về các vị vua xấu hay sự thất bại của những vị vua tốt, chỉ có sự nhân từ được nhấn mạnh. Sách II Sử ký nói về khía cạnh thầy tế lễ, nên Vương quốc phía Bắc là Y-sơ-ra-ên hiếm khi được đề cập đến vì nó thờ phượng sai trật và không chịu công nhận Đền thờ ở Giê-ru-sa-lem. Sách II Sử ký kết thúc bằng sự phá hủy cuối cùng của Giê-ru-sa-lem và Đền thờ.

Những điềm báo: Thông qua việc nói đến các vị vua và đền thờ trong Cựu Ước, chúng ta thấy được một sự phản ánh về một vị Vua của các Vua thật sự - đó là Chúa Giê-xu Christ – và đền thờ của Đức Thánh Linh là – dân sự Ngài. Ngay cả những vị vua tốt nhất của Y-sơ-ra-ên cũng có những khuyết điểm của con người tội lỗi và dẫn dắt dân sự không hoàn hảo. Nhưng khi Vua của các vua đến sống và ngự trị trên đất thiên niên kỷ, thì Ngài sẽ thiết lập chính Ngài trên ngai của thế gian như là người thừa kế hợp pháp của Đa-vít. Chỉ khi đó chúng ta mới có một vị Vua hoàn hảo sẽ cai trị trong sự công bình và thánh khiết, là điều mà những vị vua tốt nhất của Y-sơ-ra-ên chỉ có thể mơ đến mà thôi.

Cũng vậy, đền thờ vĩ đại mà Sa-lô-môn xây dựng cũng không được thiết kết để kéo dài mãi mãi. Chỉ 150 năm sau đó, nó cần phải được tu sửa từ sự đổ nát và xấu xa bởi những thế hệ tương lai đã quay trở lại thờ hình tượng (II Các vua 12). Nhưng đền thờ của Đức Thánh Linh – là những người thuộc về Đấng Christ – sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta là người thuộc về Chúa Giê-xu là đền thờ đó, không được làm bởi tay con người nhưng bởi ý muốn của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12-13). Thánh Linh sống trong lòng chúng ta sẽ không bao giờ lìa khỏi chúng ta và sẽ chuyển giao chúng ta một cách an toàn đến bàn tay của Đức Chúa Trời vào một ngày nào đó (Ê-phê-sô 1:13; 4:30). Không có đền thờ nào trên đất có lời hứa đó.

Áp dụng thực tiễn: Độc giả của Sử ký được mời đánh giá từng thế hệ từ quá khứ và thấy rõ tại sao từng thế hệ được ban phước vì sự vâng phục của họ hay hình phạt dành cho sự độc ác của họ. Nhưng chúng ta cũng hãy so sánh hoàn cảnh của những thế hệ đó với hoàn cảnh của chính chúng ta, về mặt tập thể lẫn cá nhân. Nếu chúng ta hay dân tộc chúng ta hoặc Hội thánh chúng ta đang kinh nghiệm sự thử thách, thì thật ích lợi cho chúng ta khi so sánh niềm tin chúng ta và cách chúng ta hành động theo niềm tin đó với những kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên dưới thời trị vì của nhiều vị vua khác nhau. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi và sẽ không dung thứ nó. Nhưng nếu Sử ký dạy chúng ta bất cứ điều gì thì đó là Chúa mong muốn tha thứ và chữa lành cho những ai cầu nguyện và ăn năn cách khiêm nhường (I Giăng 1:9).

Nếu bạn có một điều ước từ Chúa, thì bạn sẽ cầu xin điều gì? Sự giàu có không thể tưởng tượng? Sức khỏe hoàn hảo cho bạn và cho những người bạn yêu thương? Thẩm quyền trên sự sống và sự chết? Thật thú vị khi nghĩ về điều bạn sẽ xin phải không? Nhưng thú vị hơn là Chúa đã ban cho Sa-lô-môn một điều ước như vậy, nhưng ông đã không chọn bất cứ điều nào trong những điều đó. Điều ông cầu xin Chúa đó là sự khôn ngoan và kiến thức để hoàn thành tốt công việc Chúa giao phó cho ông. Bài học dành cho chúng ta là Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta một nhiệm vụ để hoàn thành và ơn phước lớn nhất mà chúng ta có thể tìm kiếm từ Chúa là khả năng làm theo ý muốn của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần “sự khôn ngoan từ trên cao” (Gia-cơ 3:17), để nhận thức được điều Ngài muốn, cũng như sự hiểu biết và kiến thức sâu sắc về Ngài để khích lệ chúng ta trở nên giống Đấng Christ cả về hành động lẫn thái độ (Gia-cơ 3:13).
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách II Sử ký
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries