settings icon
share icon
Câu hỏi

Các giáo phụ là ai?

Trả lời


Các giáo phụ được chia thành 3 nhóm căn bản: môn đồ của các sứ đồ, các giáo phụ trước Nicene, và các giáo phụ sau Nicene. Các môn đồ của các sứ đồ là những người như Clement người La Mã, ở vào cùng thời với các sứ đồ và được các sứ đồ dạy dỗ, họ cũng là người tiếp tục truyền thống và sự dạy dỗ của các sứ đồ. Linus, được nhắc đến trong 2 Ti-mô-thê 4:21, trở thành giám mục của La Mã sau khi Phi-e-rơ tử đạo, và Clement là người đã tiếp quản từ Linus. Vì vậy, cả Clement và Linus người La Mã, đều được xem như là môn đồ của các sứ đồ. Tuy nhiên, dường như không có tác phẩm nào của Linus còn tồn tại, trong khi đó có nhiều tác phẩm của Clement người La Mã vẫn còn được tìm thấy. Các môn đồ của sứ đồ đã qua đời một thời gian dài tính từ thời điểm bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ hai, ngoại trừ số ít người là môn đệ của Giăng, như Polycarp. Theo truyền thống cho rằng sứ đồ Giăng qua đời ở Ê-phê-sô khoảng năm 98 S.C

Các giáo phụ trước Nicene là những người đến sau thế hệ môn đồ của các sứ đồ và trước Hội đồng Nicea vào năm 325 S.C. Có một số giáo phụ như Iraenus, Ignatius và Justine Martyr.

Các giáo phụ sau hội nghị Nicene là những người có mặt sau hội đồng Nicea diễn ra vào năm 325 S.C. Một số giáo phụ được nhắc đến như Augustine, là giám mục của Hippo, thường được gọi là cha trong các nhà thờ [Công giáo La Mã] bởi vì những việc làm vĩ đại trong hệ thống thần học của Hội Thánh; Chrysostom, được gọi là “miệng vàng” vì tài hùng biện xuất sắc của ông; và Eusebius, người đã viết về lịch sử Hội Thánh từ khi Chúa Giê-xu giáng sinh cho đến năm 324 S.C, là một năm trước khi Hội đồng Nicea diễn ra. Ông được kể vào trong hàng ngũ của những giáo phụ sau Nicene bởi vì ông không viết lịch sử của bản thân cho đến sau khi Hội đồng Nicea được tổ chức. Một giáo phụ sau Nicene khác là Jerome, người đã dịch Kinh Thánh Tân ước tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin Vulgate, và Ambrose, người đã phản hồi tích cực trong việc hoàng đế Constantine cải đạo trở thành Cơ Đốc nhân.

Vậy thì, các giáo phụ tin điều gì? Các môn đồ của sứ đồ quan tâm về các tuyên bố Phúc Âm như các tuyên bố của các sứ đồ. Họ không hứng thú với việc phát biểu cách có hệ thống các lý thuyết thần học, vì Phúc Âm mà họ đã học từ các sứ đồ ảnh hưởng tuyệt đối tới họ. Các môn đồ của các sứ đồ cũng nhiệt tâm giống như chính các sứ đồ trong việc làm rõ ràng và phơi bày những học thuyết sai trật đã nổi lên trong Hội Thánh đầu tiên. Tính chính thống của sứ điệp được duy trì bởi mong muốn của các giáo phụ này để đứng vững trong Phúc Âm đã được truyền dạy bởi các sứ đồ.

Các giáo phụ trước hội nghị Nicea cũng cố gắng duy trì chân lý của Phúc Âm, nhưng họ lại có thêm một nỗi lo lắng khác. Ngày nay, có một số tài liệu có những tuyên bố giả mạo mà cũng có được uy quyền như những tài liệu chính thức của Phao-lô, Phi-e-rơ và Lu-ca. Lý lẽ của những tài liệu giả mạo rất rõ ràng. Nếu thân thể của Đấng Christ có thể bị thuyết phục để chấp nhận một tài liệu sai trật, sau đó những sai trật đó đi len lỏi vào trong hội thánh. Vì thế những giáo phụ trước Nicene đã dành nhiều thời gian của họ để bảo vệ đức tin Cơ đốc khỏi những học thuyết sai trái, và điều này đưa đến sự khởi đầu của những hệ thống lý thuyết được hội thánh chấp nhận.

Những giáo phụ sau Nicene thực hiện sứ mạng bảo vệ Phúc Âm chống lại tất cả các dị giáo, vì thế ngày càng có nhiều các giáo phụ tăng thêm sự hứng khởi trong cách thức bảo vệ Phúc Âm và ít quan tâm đến việc truyền đạt Phúc Âm cách chân thật và thuần túy. Vì vậy, họ bắt đầu xa rời tính chính thống đã được xác lập từ những giáo phụ đầu tiên. Đây là thời kỳ của cuộc thảo luận mang tính thần học và kéo dài vô tận với những chủ đề đầy bí ẩn như “có bao nhiêu thiên sứ có thể nhảy múa trên cây kim tây”

Các giáo phụ là ví dụ cho những điều ý nghĩa cho chúng ta khi bước theo Đấng Christ và bảo vệ lẽ thật. Không có giáo phụ nào hoàn hảo, cũng như không một ai trong chúng ta là hoàn hảo. Một vài giáo phụ gìn giữ niềm tin mà hầu hết các Cơ đốc nhân ngày nay đều cho là sai trật. Cuối cùng, những gì đã phát triển trong thần học của Công giáo La mã đều có căn nguyên dựa trên những tài liệu của các giáo phụ sau Nicene. Dù cho chúng ta có thể thu được tri thức và trở nên sáng suốt nhờ vào các nghiên cứu của những giáo phụ, thì suy cho cùng đức tin của chúng ta phải dựa vào Lời Chúa, chứ không phải nhờ vào những tài liệu của các giáo phụ này. Chỉ lời của Chúa mới là hướng dẫn chính xác cho niềm tin và sự thực hành. English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Các giáo phụ là ai?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries