settings icon
share icon
Câu hỏi

Ân tứ thuộc linh thông giải tiếng lạ là gì?

Trả lời


Cùng với ân tứ nói tiếng lạ là một ân tứ thuộc linh khác được đề cập trong I Cô-rinh-tô 12:10 — ân tứ thông giải tiếng lạ. Ân tứ thông giải tiếng lạ là khả năng dịch một ngoại ngữ sang ngôn ngữ của người nghe. Ân tứ thông giải tiếng lạ là một ân tứ riêng biệt, nhưng nó dường như được sử dụng để kết hợp với ân tứ nói tiếng lạ.

Ân tứ tiếng lạ là khả năng siêu nhiên để nói một thứ tiếng nước ngoài mà người nói tiếng lạ chưa bao giờ được học. Chúng ta thấy ân tứ này được sử dụng trong Công vụ 2:4–12, khi người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem nghe phúc âm được rao giảng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một người với ân tứ thông giải tiếng lạ thì có thể hiểu điều mà một người nói tiếng lạ đang nói mặc dù anh ta không biết ngôn ngữ đang được nói. Sự thiếu hiểu biết trước về ngôn ngữ này là điều phân biệt ân tứ thuộc linh với ân tứ tự nhiên của việc có thể hiểu và nói nhiều thứ tiếng. Người thông dịch tiếng lạ sẽ nghe người nói tiếng lạ và sau đó truyền đạt thông điệp cho bất cứ ai có mặt mà không hiểu tiếng lạ đó. Mục đích là tất cả mọi người đều có thể hiểu và hưởng lợi từ lẽ thật đang được nói. Theo sứ đồ Phao-lô, và trong sự đồng ý với những tiếng lạ được miêu tả trong sách Công vụ, thì ân tứ tiếng lạ có nghĩa là truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời cách trực tiếp cho người khác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tất nhiên, nếu những người hiện diện ở đó không thể hiểu được ngôn ngữ đang được nói, thì tiếng lạ là vô ích và điều đó cho thấy người phiên dịch hay thông dịch tiếng lạ là cần thiết. Mục đích là để gây dựng Hội thánh (I Cô-rinh-tô 14:5,12).

Một trong những vấn đề trong Hội Thánh Cô-rinh-tô là những người nói tiếng lạ nói tiếng lạ trong buổi nhóm lễ, thực hành ân tứ tiếng lạ của họ mà không có thông dịch viênkhông ai có mặt nói ngôn ngữ đó. Kết quả là người nói tiếng lạ đang gây sự chú ý, nhưng lời nói của anh ta vô nghĩa vì không ai có thể hiểu anh ta. Phao-lô khuyên rõ ràng rằng tất cả việc sử dụng tiếng lạ trong nhà thờ phải được thông giải: "Tuy nhiên, trong Hội Thánh, tôi thà nói năm lời bằng tâm trí để dạy dỗ người khác, hơn là cả vạn lời bằng tiếng lạ" (I Cô-rinh-tô 14:19). Không có lợi ích gì cho các thành viên khác trong Hội Thánh nghe điều mà họ không thể hiểu được. Thực hành ân tứ tiếng lạ trong Hội Thánh chỉ vì lợi ích là cho tất cả mọi người biết rằng bạn có ân tứ là kiêu ngạo và không có ích lợi. Phao-lô nói với người Cô-rinh-tô rằng, nếu hai hoặc ba người nói tiếng lạ muốn nói trong một buổi nhóm, thì một người có ân tứ thuộc linh thông giải tiếng lạ cũng phải có mặt. Trong thực tế, "Nếu không có ai thông dịch thì người nói phải yên lặng, chỉ nói với chính mình và với Đức Chúa Trời" (I Cô-rinh-tô 14:28).

Bản chất thế tục của ân tứ tiếng lạ ngụ ý rằng ân tứ thông giải tiếng lạ cũng là một bản chất thế tục. Nếu ân tứ nói tiếng lạ được hoạt động trong Hội Thánh ngày nay, thì nó sẽ được thực hiện phụ hợp với Kinh Thánh. Nó sẽ là một ngôn ngữ có thật và dễ hiểu (I Cô-rinh-tô 14:10). Nó sẽ là vì mục đích truyền đạt Lời của Đức Chúa Trời cho một người của một ngôn ngữ khác (Công vụ 2:6–12), và nó sẽ được thực hiện "một cách phù hợp và trật tự" (I Cô-rinh-tô 14:40), "vì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của sự hỗn loạn, nhưng của sự bình an" (I Cô-rinh-tô 14:33).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ân tứ thuộc linh thông giải tiếng lạ là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries