settings icon
share icon
Câu hỏi

Quan điểm của người theo thuyết Preterism đã qua là gì?

Trả lời


Đối với học thuyết Preterism, tất cả những lời tiên tri trong Kinh Thánh là ứng nghiệm. Những người theo thuyết Preterism giải thích những đoạn Kinh Thánh trong sách Khải Huyền là hình ảnh biểu tượng của những xung đột trong thế kỷ đầu tiên, không phải diễn tả những điều sẽ xảy ra trong thời kỳ cuối cùng. Thuật ngữ Preterism có gốc trong tiếng Latin 'praeter', nghĩa là “Quá khứ”. Vì vậy những người theo thuyết Preterism có quan điểm cho rằng những lời tiên tri trong Kinh Thánh về “ngày sau rốt” đã hoàn tất- trong quá khứ. học thuyết Preterism đối lập trực tiếp với học thuyết tương lai, mà theo chủ nghĩa này xem những lời tiên tri về ngày sau rốt vẫn đang chờ được ứng nghiệm.

Học thuyết Preterism chia làm hai loại: preterism hoàn toàn(Chắc chắn) và Preterism một phần. Bài viết này sẽ chỉ thảo luận về chủ nghĩa preterim hoàn toàn (hay còn gọi là preterism cực đoan)

Học thuyết Preterism chối bỏ tính chất tiên tri về tương lai trong sách Khải Huyền. Phong trào của những người theo thuyết Preterism dạy rằng tất cả những lời tiên tri về ngày sau rốt trong Tân Ước đã ứng nghiệm năm 70 sau Công Nguyên, vào lúc đế quốc La-mã tấn công và hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem. Những người theo thuyết Preterism dạy rằng từng sự kiện liên hệ với ngày cuối cùng – Sự trở lại lần thứ hai của Đấng Christ, sự cất lên không trung, sự sống lại của kẻ chết, sự phán xét cuối cùng – đã xảy ra (trong trường hợp sự phán xét sau cùng, nó vẫn còn tiến đến giai đoạn ứng nghiệm). Sự trở lại của Chúa Giê-xu trên thế gian là sự trở lại thuộc linh không phải bằng thể chất con người.

Học thuyết Preterism dạy rằng Luật pháp đã ứng nghiệm vào năm 70 sau Công Nguyên và Giao Ước của Đức Chúa Trời với dân Israel đã chấm dứt. “Trời mới Đất mới” được nói đến trong sách Khải Huyền 21:1 theo cách giải thích của những người theo thuyết Preterism là thế giới thời Tân Ước. Giống như một Cơ Đốc nhân là “Người được dựng nên mới” (2 Côr 5:17) vì vậy thế giới dưới thời Tân Ước mới là một “Đất mới”. Khuynh hướng của những người theo thuyết Preterism này dễ dẫn tới niềm tin thần học thay thế.

Những người theo thuyết Preterism thường viện dẫn một đoạn bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu để củng cố lập luận của họ. Sau khi Chúa Giê-xu giải thích một số việc xảy ra ngày sau cùng, Ngài nói: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi nầy chẳng qua trước khi mọi điều kia chưa xảy đến.” (Mat 24:34) Những người theo thuyết Preterism lấy điều nầy để giải nghĩa rằng mọi điều Chúa Giê-xu nói trong Ma-thi-ơ 24 phải diễn ra trong vòng thế hệ của lúc Ngài đang nói. Do đó sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem là “Ngày phán xét”.

Có nhiều vấn đề đối với học thuyết Preterism. Một trong những điều nầy là Giao Ước của Đức Chúa Trời đối với dân Israel là giao ước đời đời (Giê-rê-mi 31:33-36) và sẽ có một sự phục hưng tương lai cho dân tộc nầy (Ê-sai 11:12) Phao-lô cảnh cáo chống lại những kẻ như Hy-mê-nê và Phê-lết dạy giáo lý sai lạc: “...Sự sống lại đã xảy ra rồi, và họ phá hoại đức tin của một số người.” (2 Tim 2:17-18) Và lời chú ý của Chúa Giê-xu về “thế hệ nầy” nên hiểu theo nghĩa thế hệ của những người còn sống thấy khởi đầu của những sự kiện được mô tả trong Ma-thi-ơ 24.

Mạt thế học là một đề tài phức tạp và Kinh Thánh dùng hình ảnh biểu tượng để minh họa cho nhiều lời tiên tri đã dẫn đến khá nhiều cách diễn giải về những sự kiện ngày sau rốt. Một vài bất đồng của Cơ Đốc nhân liên quan đến vấn đề này nên được thảo luận. Tuy nhiên chủ thuyết Preterism hoàn toàn có một số sai sót nghiêm trọng như là việc chối bỏ việc Đấng Christ tái lần thứ hai trong thể xác và và hạ thấp sự kinh khiếp của thời kỳ đại hoại bằng sự kiện sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Quan điểm của người theo thuyết Preterism đã qua là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries