settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm thế nào tôi có thể thắng hơn tội lỗi trong nếp sống Cơ Đốc của tôi?

video
Trả lời


Kinh Thánh đề cập một vài nguồn tài nguyên khác nhau để hỗ trợ chúng ta trong khi chúng ta nỗ lực chiến thắng tội lỗi. Trong cuộc đời này, chúng ta sẽ không bao giờ chiến thắng tội lỗi trọn vẹn (1 Giăng 1:8), nhưng đó vẫn là mục tiêu của chúng ta. Bằng sự trợ giúp của Chúa, và làm theo những nguyên tắc trong lời Chúa, chúng ta có thể từng bước vượt qua tội lỗi và trở nên giống Chúa Giê-xu càng hơn.


Nguồn tài nguyên đầu tiên mà Kinh Thánh đề cập tới trong nỗ lực vượt qua tội lỗi là Đức Thánh Linh. Chúa ban Đức Thánh Linh để chúng ta thành công trong đời sống Cơ Đốc. Chúa so sánh sự tương phản giữa hành vi của xác thịt và bông trái của Đức Thánh Linh trong Ga-la-ti 5:16-25. Trong phân đoạn này chúng ta được kêu gọi hãy bước đi theo Đức Thánh Linh. Mọi tín hữu đều có Đức Thánh Linh, nhưng đoạn Kinh Thánh này bảo chúng ta cần phải bước đi theo Đức Thánh Linh, nhường quyền kiểm soát cho Ngài. Điều này có nghĩa là lựa chọn bước đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong cuộc sống chúng ta hơn là theo lối sống xác thịt.

Sự khác biệt mà Đức Thánh Linh có thể làm trong đời sống tín hữu được minh chứng qua đời sống của Phi-e-rơ là người trước khi đầy dẫy Đức Thánh Linh đã chối Chúa ba lần, sau đó ông đã hứa nguyện theo Chúa cho đến chết. Sau khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh ông đã rao giảng rất mạnh mẽ về Cứu Chúa cho người Do Thái trong ngày lễ Ngũ tuần.

Một người bước đi theo Thánh Linh khi người ấy không cố gắng ngăn trở sự thúc giục của Thánh Linh (Dập tắt Đức Thánh Linh được chép trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19) và mong muốn được đầy dẫy Đức Thánh Linh (Ê-phê-sô 5:18-21). Làm thế nào một người được đầy dẫy Đức Thánh Linh? Trước hết đó là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời, cũng tương tự trong Cựu Ước. Ngài lựa chọn những cá nhân để hoàn thành sứ mạng nào đó theo ý muốn của Ngài, và Ngài sẽ khiến họ đầy dẫy Đức Thánh Linh. (Sáng thế ký 41:38; Xuất Ê-díp-tô-ký 31:3; Dân số ký 24:2; 1 Sa-mu-ên 10:10). Điều này được nó rõ ràng trong Ê-phê-sô 5:18-21 và Cô-lô-se 3:16 về việc Đức Chúa Trời chọn lựa để khiến một người được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi người đó đầy dẫy lời Ngài. Nó dẫn chúng ta đến nguồn tài nguyên thứ hai.

Kinh Thánh lời của Đức Chúa Trời, II Ti-mô-thê 3:16-17 nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta lời của Ngài trang bị chúng ta cho những việc lành. Lời Kinh Thánh dạy chúng ta làm cách nào để sống và những gì để tin. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy con đường sai trật của chúng ta. Lời Chúa hướng dẫn chúng ta trở lại con đường chân chính và giữ chúng ta trên con đường đó. Hê-bơ-rơ 4:12 có chép “Vì lời của Ðức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.” Tác giả của Thi Thiên viết về quyền năng thay đổi đời sống của lời Chúa trong Thi Thiên 119. Giô-suê nói về chìa khóa thành công trong việc chiến thắng kẻ thù đó là không quên Kinh Thánh, nhưng mà phải suy ngẫm ngày và đêm. Đó là điều Giô Suê đã làm, ngay cả khi những mệnh lệnh Đức Chúa Trời không có hợp lý trên phương diện quân sự, và điều này là chìa khóa dẫn đến chiến thắng của ông trong trận chiến giành Miền Đất Hứa.

Kinh Thánh chình là nguồn tài nguyên mà chúng ta thường coi nhẹ. Chúng đem theo Kinh Thánh đi nhóm trong nhà thờ hay để đọc từng chương hằng ngày một cách chiếu lệ, nhưng không nhớ hoặc suy ngẫm, hay tìm kiếm sự áp dụng trong đời sống chúng ta. Chúng ta không xưng nhận những tội lỗi mà Kinh Thánh đã phơi bày và ngợi khen Đức Chúa Trời về món quà mà Kinh Thánh bày tỏ. khi nói đến Kinh Thánh, một là chúng ta bệnh biếng ăn, hai là cuồng ăn. Hoặc là chúng ta chỉ ăn vừa đủ để duy trì cuộc sống thuộc linh (nhưng không bao giờ tiêu hóa đủ để trở thành Cơ Đốc nhân khỏe mạnh và tấn tới). Hoặc là chúng ta ăn thường xuyên nhưng không bao giờ suy ngẫm đủ để có thể lấy được dinh dưỡng thuộc linh từ nó.

Điều này rất quan trọng, nếu bạn chưa có thói quen học lời Chúa hằng ngày và ghi nhớ lời Chúa, thì bạn nên bắt đầu. Một vài người thấy hiệu quả ghi chép lời Chúa hằng ngày. Hãy tập thói quen học lời Chúa cho đến lúc bạn viết xuống những điều đã nhận được trong lời Kinh Thánh. Một vài người thì ghi lại những lời cầu nguyện với Chúa, xin giúp họ thay đổi trong những lĩnh vực mà Chúa đã nói với họ. Kinh Thánh là dụng cụ mà Đức Thánh Linh sử dụng trong đời sống chúng ta (Ê-Phê-sô 6:17), Một trong những khí giới thiết yếu và quan trọng mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để chiến đấu trong cuộc chiến thuộc linh (Ê-phê-sô 6:12-18).

Cầu nguyện chính là nguồn tài nguyên quan trọng thứ ba trong cuộc chiến chống lại tội lỗi. Một lần nữa, đây chính là nguồn tài nguyên mà chúng ta chỉ làm chiếu lệ bằng môi miếng, nhưng yếu đuối trong việc sử dụng nó. Chúng ta có giờ cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng,… Nhưng chúng ta không nhìn nhận sự cầu nguyện như cách nhìn nhận của Hội Thánh đầu tiên (Công vụ 3:1; 4:31; 6:4;13:1-3, etc.) Phao-lô thường xuyên đề cập tới việc ông cầu nguyện cho những người mà ông phục vụ. Đức Chúa Trời ban những lời hứa tuyệt vời liên quan đến sự cầu nguyện (Ma-thi-ơ 7:7-11; Lu-ca 18:1-8; Giăng 6:23-27; I Giăng 5:14-15). Phao-lô bao gồm sự cầu nguyện khi chuẩn bị cho những trận chiến thuộc linh trong các phân đoạn Kinh Thánh liên quan (Ê-phê-sô 6:18).

Lời cầu nguyện quan trọng như thế nào trong việc vượt qua tội lỗi trong đời sống của chúng ta? Kinh Thánh có chép lại lời Chúa Giê-xu nói với Phi-e-rơ tại vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi ông chối Chúa. Trong lúc Chúa Giê-xu đang cầu nguyện, thì Phi-e-rơ đang ngủ. Ngài đánh thức ông dậy và nói: “Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.” (Ma-thi-ơ 26:41). Chúng ta, cũng như Phi-e-rơ, lòng thì mong muốn làm những điều công chính nhưng không đủ sức mạnh. Chúng ta cần đi theo lời nhắc nhở của Chúa, tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục gõ cửa, tiếp tục nài xin, thì Ngài sẽ cho chúng ta sức mạnh mà chúng ta cần. (Ma-thi-ơ 7:7). Cầu nguyện không phải là công thức của phép thuật. Cầu nguyện đơn giản là nhận thức được sự giới hạn của chúng ta và quyền năng vô hạn của Chúa, và tìm kiếm sức mạnh nơi Chúa để làm những điều Ngài muốn, không phải điều chúng ta muốn (1 Giăng 5:14-15).

Nguồn lực thứ tư trong trận chiến chinh phục tội lỗi là Hội thánh, mối thông công với các tín hữu khác. Khi Đức Chúa Giê-xu sai các môn đồ đi ra Ngài đã sai đi từng đôi (Ma-thi-ơ 10:1). Khi chúng ta đọc về những chuyến truyền giáo trong Công vụ các sứ đồ họ không đi riêng lẻ nhưng theo từng nhóm hai người hay nhiều hơn. Chúa Giê-xu truyền lệnh cho chúng ta đừng bỏ qua sự nhóm lại chung với nhau, nhưng hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành (Hê-bơ-rơ 10:24). Ngài nói với chúng ta hãy xưng tội với nhau (Gia Cơ 5:16). Trong các sách văn thơ khôn ngoan của Cựu Ước chúng ta được nghe nói: Như sắt làm cho sắt bén nhọn thể nào, người làm cho người bén nhọn cũng thể ấy.” (Châm ngôn 27:17 BD2011). “Một dây bện làm ba lấy làm khó đứt.” (Truyền đạo 4:11-12).

Nhiều Cơ Đốc nhân nhận thấy rằng có một cộng sự mà mình giải trình rất hiệu quả trong việc vượt qua những tội lỗi cứng đầu. Một ai đó để nói chuyện, cầu nguyện và khích lệ bạn, và thậm chí quở trách bạn là một lợi lớn. Sự cam dỗ không phải là điều lạ với tất cả chúng ta (1 Cô-rinh-tô 10:13). Một một cộng sự hay một nhóm mà mình phải giải trình rất có thể sẽ là sự khích lệ và động cơ thúc đẩy cuối cùng mà chúng ta cần để vượt qua những tội lỗi cứng đầu nhất.

Đôi khi chiến thắng tội lỗi sẽ đến nhanh. Nhưng cũng có khi chiến thắng đến chậm hơn. Nhưng Đức Chúa Trời đã hứa với là khi chúng ta sử dụng những nguồn tài nguyên của Ngài, thì Ngài sẽ mang sự thay đổi đến với đời sống chúng ta từng bước một. Chúng ta có thể giữ vừng trong khi nỗ lực chiến thắng tội lỗi bởi Chúa là Đấng thành tín với lời hứa của Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm thế nào tôi có thể thắng hơn tội lỗi trong nếp sống Cơ Đốc của tôi?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries