settings icon
share icon
Câu hỏi

Chúa Giê-xu đã có thể phạm tội được không?

Trả lời


Có hai phía đối với câu hỏi thú vị này. Thật quan trọng để nhớ rằng đây không phải là một câu hỏi liệu Chúa Giê-xu đã phạm tội hay không. Cả hai phía đều đồng ý, như Kinh Thánh nói cách rõ ràng, rằng Chúa Giê-xu đã không phạm tội (2 Cô-rinh-tô 5:21; 1 Phi-e-rơ 2:22). Câu hỏi là liệu Chúa Giê-xu đã có khả năng phạm tội hay không. Những người ủng hộ thuyết "không thể phạm tội lỗi" tin rằng Chúa Giê-xu không thể có khả năng phạm tội được. Những người theo thuyết "có thể phạm tội lỗi" tin rằng Chúa Giê-xu có thể phạm tội, nhưng Ngài đã không phạm tội. Quan điểm nào là đúng? Sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh là Chúa Giê-xu không thể nào phạm tội được—Chúa Giê-xu đã không thể phạm tội. Nếu Ngài đã có thể phạm tội, Ngài vẫn sẽ có thể phạm tội ngày nay bởi vì Ngài giữ cùng bản chất như lúc Ngài sống trên đất. Ngài là Đấng Thần Nhân và sẽ mãi như vậy, có đầy đủ thần tánh và đầy đủ nhân tánh được hòa hợp trong một con người cũng như không thể chia ra được. Tin rằng Chúa Giê-xu có thể phạm tội là tin rằng Đức Chúa Trời có thể phạm tội. “Vì Đức Chúa Trời đã vui lòng đặt để mọi sự viên mãn của mình ở trong Ngài” (Cô-lô-se 1:19,TTHD). Cô-lô-se 2:9 nói thêm, “Vì sự đầy trọn của thần tính hiện diện trong thân thể hữu hình của Ngài”.

Mặc đầu Chúa Giê-xu là con người hoàn toàn, Ngài đã không được sanh ra với cùng bản chất tội lỗi như chúng ta được sanh ra. Ngài chắc chắn đã bị cám dỗ trong cùng cách chúng ta bị cám dỗ, bởi vì những cám dỗ đã được Satan bày ra trước Ngài, nhưng Ngài vẫn vô tội vì Đức Chúa Trời không có khả năng phạm tội. Điều đó đi ngược với bản tánh thật sự của Ngài (Ma-thi-ơ 4:1; Hê-bơ-rơ 2:18, 4:15; Gia-cơ 1:13). Tội lỗi theo định nghĩa là một sự xâm phạm Luật Pháp. Đức Chúa Trời đã tạo ra Luật Pháp, và Luật Pháp bản chất nó là thứ Đức Chúa Trời sẽ làm hoặc không làm; do đó, tội lỗi là bất cứ điều gì Đức Chúa Trời sẽ không làm bởi chính bản chất của Ngài.

Bị cám dỗ, tự nó và về phần nó, không phải là tội lỗi (“not”?). Một người có thể cám dỗ bạn với một điều gì đó mà bạn không có khao khát làm, như phạm tội giết người hay tham gia vào những sự đồi trụy về tình dục. Bạn có thể không có mong muốn làm bất cứ điều để gì dự phần vào những hành động này, nhưng bạn vẫn bị cám dỗ bởi vì một ai đó đã đặt khả năng xảy ra/sự có thể trước mặt bạn. Có ít nhất hai định nghĩa cho từ "bị cám dỗ":

1) Có một đề nghị tội lỗi được gợi ý cho bạn bởi một người nào đó hay một điều nào đó ở bên ngoài bản thân bạn hoặc bởi bản chất tội lỗi của chính bạn.

2) Xem xét việc thật sự tham gia vào một hành động tội lỗi và những điều vui thích/khoái lạc cùng những hậu quả của một hành động như thế tới mức độ mà hành động đó thật sự đang xảy ra trong tâm trí bạn.

Định nghĩa đầu tiên không mô tả một hành động/tư tưởng tội lỗi; định nghĩa thứ hai thì có. Khi bạn chăm chú vào một hành động tội lỗi và xem xét làm thế nào bạn có thể có khả năng làm cho nó xảy ra, bạn đã và đang bước qua lằn ranh tội lỗi. Chúa Giê-xu đã bị cám dỗ theo cách của định nghĩa một ngoại trừ việc Ngài đã không bao giờ bị cám dỗ bởi một bản chất tội lỗi bởi vì nó đã không tồn tại bên trong Ngài. Satan đã đề xuất một vài hành động tội lỗi nhất định cho Chúa Giê-xu, nhưng Ngài đã không có khao khát bên trong nào để tham gia vào tội lỗi đó. Vì thế, Ngài đã bị cám dỗ như chúng ta nhưng vẫn vô tội.

Những người ủng hộ thuyết có khả năng phạm tội tin rằng, nếu Chúa Giê-xu đã không thể phạm tội, thì Ngài đã không thể thật sự kinh nghiệm được sự cám dỗ, và do đó đã không thể thấu cảm với những tranh đấu và những sự cám dỗ của chúng ta với tội lỗi. Chúng ta phải nhớ rằng một người không cần phải kinh nghiệm một điều gì đó để hiểu điều đó. Đức Chúa Trời biết mọi thứ về mọi điều. Trong khi Đức Chúa Trời đã không bao giờ có khao khát phạm tội, và cực kỳ dứt khoát không bao giờ phạm tội, Đức Chúa Trời biết và hiểu tội lỗi là gì. Đức Chúa Giê-xu có thể thông cảm với những sự cám dỗ của chúng ta bởi vì Ngài biết, không phải bởi vì Ngài đã "kinh nghiệm" tất cả những điều giống như chúng ta kinh nghiệm.

Chúa Giê-xu biết bị cám dỗ là như thế nào, nhưng Ngài không biết phạm tội là như thế nào. Điều này không ngăn cản Ngài giúp đỡ chúng ta. Chúng ta bị cám dỗ với những tội lỗi phổ biến đối với con người (1 Cô-rinh-tô 10:13). Những tội lỗi này thường có thể được phân loại thành ba dạng: “mê tham của mắt, mê tham của xác thịt, và kiêu ngạo của đời" (1 Giăng 2:16 NKJV). Hãy xem xét kỹ cám dỗ và tội lỗi của Ê-va, cũng như sự cám dỗ của Chúa Giê-xu, và bạn sẽ thấy rằng những cám dỗ đối với mỗi người đều đến từ ba phạm trù này. Chúa Giê-xu đã bị cám dỗ trong mọi cách và mọi lĩnh vực mà chúng ta bị cám dỗ, nhưng vẫn thánh khiết một cách trọn vẹn. Mặc dầu bản chất hư hoại của chúng ta sẽ có khao khát nội tại tham gia vào những tội lỗi nào đó, chúng ta vẫn có khả năng, qua Đấng Cơ Đốc, thắng hơn tội lỗi bởi vì chúng ta không còn là nô lệ/tôi mọi cho tội lỗi nữa nhưng đúng hơn là tôi mọi của Đức Chúa Trời ( Rô-ma 6, đặc biệt là các câu 2 và 16-22).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Chúa Giê-xu đã có thể phạm tội được không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries